Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/10/2022, 15:36 PM

Chùa Wat Arun - Ngôi nhà của Phật Ngọc tại Thái Lan

Chùa Wat Arun Bangkok là một trong những công trình tiêu biểu và nổi tiếng nhất xứ chùa Vàng. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời tại Băngkok. Chùa còn được mệnh danh là ngôi nhà của Phật Ngọc tại Thái Lan.

Lịch sử hình thành Chùa Wat Arun

Thái Lan nổi tiếng với niềm tin mạnh mẽ vào Phật Giáo, con người quốc gia này từ xa xưa đến này luôn giữ nét văn hóa đẹp đẽ đó của mình. Do đó, đây là một trong những quốc gia có nhiều chùa nhất cùng như nét kiến trúc đặc biệt, dễ dàng nhận thấy. Và một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của đất nước này chính là Chùa Wat Arun tọa lạc ngay tại thủ đô Bangkok.

Wat Arun là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok (Thái Lan), có tên tiếng Việt là Bình Minh - Ảnh sưu tầm

Wat Arun là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok (Thái Lan), có tên tiếng Việt là Bình Minh - Ảnh sưu tầm

Theo lịch sử hình thành thì ngôi chùa được phát hiện bởi vua Taksin vào thế kỷ 18 (năm 1768) sau khi ông đánh đuổi quân Myanmar khỏi Ayutthaya. Tương truyền rằng vị vua này đã khám phá ra ngôi chùa vào lúc bình minh nên đã tu sửa lại và đặt tên là Wat Chaeng với ý nghĩa ánh sáng của buổi bình minh. Sau đó, nơi này được sử dụng để thờ cúng và lưu giữ Phật Ngọc để các tín đồ thờ phụng. Đến nay ta vẫn có thể chiêm ngưỡng Phật Ngọc vẫn còn lưu giữ tại chùa.

Đến thế kỷ 19, ngọn tháp chính được mở rộng quy mô hơn bao giờ hết dưới thời kỳ của vương triều Rama III (từ 1824 đến 1851). Từ đó, chùa trở thành một trong những trung tâm thờ cúng được người hành hương nhiều nhất. Vua Rama III đã có một sáng tạo ấn tượng là dùng sứ để ốp bên ngoài công trình. Nhờ đó, mỗi khi có ánh mặt trời chiếu vào thì toàn bộ ngôi chùa như bừng sáng và lấp lánh hơn.

Wat Arun có nhiều ngọn tháp, trong đó tháp cao nhất nằm ở trung tâm ngôi chùa. Ngọn tháp này được trang trí rất đẹp mắt, tinh xảo bằng các mảnh thuỷ tinh nhỏ và đồ sứ. Ảnh: Thailandnow.

Wat Arun có nhiều ngọn tháp, trong đó tháp cao nhất nằm ở trung tâm ngôi chùa. Ngọn tháp này được trang trí rất đẹp mắt, tinh xảo bằng các mảnh thuỷ tinh nhỏ và đồ sứ. Ảnh: Thailandnow.

Giá trị mà Chùa Wat Arun Thái Lan để lại không đơn giản là một trung tâm tôn giáo. Ở đó còn chứa đựng giá trị lịch sử và nghệ thuật kiến trúc truyền thống của đất nước này. Do đó, khi đến với xứ chùa vàng thì ta không nên bỏ qua ngôi chùa cổ kín này.

Tổng thể công trình chùa Wat Arun Bangkok

Toàn bộ ngôi Chùa Wat Arun Bangkok là một công trình quy mô và có độ cao lên đến 70m. Màu sắc đặc trưng của nơi này được tạo nên từ vô số mảnh kính cùng sứ Trung Hoa giúp nó trở nên lung linh khi có ánh sáng chiếu vào. Khi bước vào phần sân thứ nhất ta sẽ thấy một ngôi đền mái đỏ rất nổi bật tọa lạc tại đây. Phía được có 2 vị thần canh gác trước cổng đền để ngăn chặn những năng lượng xấu xâm nhập vào cổng. Ở các góc của chùa sẽ có một ngôi đền như thế này.

Sân thứ nhất của chùa có các bức tượng thần canh gác. Mỗi góc sân được bố trí một ngôi đền, phần chân là các bức tượng thần Khỉ và vị thần Thái Lan, trên đỉnh gắn cây đinh ba của thần Shiva. Ảnh: Nagatravel.

Sân thứ nhất của chùa có các bức tượng thần canh gác. Mỗi góc sân được bố trí một ngôi đền, phần chân là các bức tượng thần Khỉ và vị thần Thái Lan, trên đỉnh gắn cây đinh ba của thần Shiva. Ảnh: Nagatravel.

Bước sân bên trong ta sẽ bắt gặp một chiếc cổng mái đá hình xoáy cực kỳ ấn tượng tọa lạc ngay chính diện. Hạng mục này rất nổi bật với các màu sắc như cam, nâu, vàng chanh và xanh da trời. Cạnh đó là những bức tượng mô tả lại những sự kiện cuộc đời của đức Phật. Ngay vị trí trung tâm là nơi tọa lạc của tòa tháp trung tâm cực kỳ quy mô, bề thế và nổi bật. Hiện nay, rất nhiều khách du lịch đánh giá nơi nơi này là ngôi chùa đẹp nhất Bangkok. Nếu đã có cơ hội đến Chùa Wat Arun thì đừng quên có thể lưu lại những tấm ảnh đẹp mắt địa điểm đặc biệt, bởi nó background tuyệt vời hiếm có.

Đến Wat Arun, bên cạnh việc đi lễ, bạn có thể dành thời gian sống ảo bởi màu sắc và kiến trúc của ngôi chùa khi lên ảnh rất đẹp. Việc chinh phục các bậc thang dốc dẫn lên các ngọn tháp cũng là một trải nghiệm thú vị. Ảnh: Thansettakij.

Đến Wat Arun, bên cạnh việc đi lễ, bạn có thể dành thời gian sống ảo bởi màu sắc và kiến trúc của ngôi chùa khi lên ảnh rất đẹp. Việc chinh phục các bậc thang dốc dẫn lên các ngọn tháp cũng là một trải nghiệm thú vị. Ảnh: Thansettakij.

Cách di chuyển đến Chùa Wat Arun Thái Lan

Ngôi chùa cổ kính này có vị trí rất đắc địa khi nằm ven sông. Khi nhìn từ xa ta sẽ thấy Chùa Wat Arun Thái Lan cực kỳ nổi bật và vươn lên trên mặt nước. Nó tọa lạc ngay bờ Bắc của sông Chao Phraya, thuộc địa phận quận Thonburi. Bởi vị trí sát sông đặc trưng nên phương thức di chuyển đến chùa khá đặc biệt, đó là đi bằng thuyền. Ta sẽ bắt đầu di chuyển từ bến Sapphan Taksin và đi đến bến thuyền số 8. Sau đó, ta sẽ lên một chiếc thuyền nhỏ để được đưa sang sông và đến chùa. Phí cho chuyến đi chỉ 3 baht nhưng hay lưu ý thời gian đóng mở cửa của chùa để sắp xếp lịch lình hợp lý. Bên cạnh đó, ta hoàn toàn có thể di chuyển một cách nhanh chóng bằng taxi hoặc tàu điện để đến chùa.

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Những lưu ý khi đến tham quan Chùa Wat Arun Bangkok

- Để chuyến đi của mình được trọn vẹn và chiêm ngưỡng đầy đủ nét đẹp của Chùa Wat Arun Bangkok, ta cần những điều cần chú ý trước khi đi. Hay lưu lại những điều dưới đây để không quên nhé!

- Điểm đến này có thu vé vào cổng là 100 baht.

- Chùa mở cửa cho khách du lịch đến tham quan từ 08:30 đến 17:30 nên khi du lịch tự túc ta lần lưu ý để sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.

- Tổng thể chùa là một công trình vĩ đại và chứa đựng nhiều giá trị quý giá, do đó ta nên dành ít nhất 1 tiếng đồng hồ để tham quan.

- Chùa Wat Arun đẹp nhất vào thời điểm hoàng hôn khi thanh phố bắt đầu lên đèn, khi đó toàn bộ công trình sẽ trở nên lung linh hơn. Nếu bạn muốn đi vào buổi sáng thì hãy đi sớm bởi vào khoảng gần trưa chùa khá đông đúc khách tham quan.

- Trước đây, ta có thể leo lên ngọn tháp trung tâm để tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc gần hơn bởi nơi nó có các bậc thang và tay cầm. Khi lên đến đỉnh tháp ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh xung quanh với sông Chao Phraya, Hoàng Cung Thái Lan và Wat Pho. Tuy nhiên hiện tay đường lên đỉnh tháp đã bị đóng lại và ta chỉ có thể tham quan ở bên dưới chân tháp.

- Hãy tham quan chùa vào những ngày đẹp trời để có trải nghiệm tham quan tốt nhất.

- Cuối cùng đây là đây địa điểm tâm linh, thờ cúng Phật nên hãy lưu ý trang phục chỉnh tề phù hợp. Tại chùa có dịch vụ cho thuê Sarong nếu bạn lỡ quên mất điều này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm