Phật Giáo
Chủ nhật, 24/11/2024, 17:08 PM

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Sát na là gì?

Sát na là đơn vị thời gian nhỏ nhất, ngắn hơn cả một giây rất rất nhiều nhưng sự vận động của nó lại to lớn và vô cùng quan trọng đối với thế giới vật chất, tư tưởng mỗi người.

Sát na giúp mỗi người hiểu rõ hơn về sự chuyển động cuộc sống, để khai phá thêm về tâm hồn hay sự tồn tại của chính mình. Thời gian mà chúng ta đong đếm được sẽ bằng tháng, ngày, giờ, phút giây, thậm chí nhỏ hơn.

Sát na được tính như thế nào?

Sát na là vô thường, là sự ngắn ngủi giống như sự sống của mỗi người nên không ai có thể đưa ra dự báo chính xác.

Sát na là vô thường, là sự ngắn ngủi giống như sự sống của mỗi người nên không ai có thể đưa ra dự báo chính xác.

Sát na có nghĩa ra là niệm khoảnh, là ý niệm trong một khoảnh khắc rất ngắn.

Theo Câu Xá Luận, Sát na tương đương 0.013 giây, hay 1 giây có gần 100 Sát na. Theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển 17 thì 1 Sát na bằng 0.018 giây. Theo Nhân vương Kinh thì 1 Sát na bao gồm 900 lần sanh diệt.

Khoảng thời gian của 1 Sát na là rất nhỏ, không cảm nhận được theo giác quan thông thường, mà chỉ Phật nhãn mới có thể nhìn thấu. Cho dù với cách tính toán nào đi nữa thì 1 Sát na cũng có khoảng thời gian vô cùng nhỏ mà chúng ta nên trân quý.

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”.

Trong “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt. Thời gian của một khảy móng tay rất ngắn, một khảy móng tay là một phần 60. Trong thời gian ngắn như vậy, cái tướng này có 900 lần sanh diệt. Giống như hiện tại chúng ta xem phim ảnh (dùng phim ảnh để làm thí dụ thì các vị dễ dàng hiểu được), phim ảnh ở trên màn bạc chiếu ra hình ảnh, trong máy chiếu là phim gốc, mọi người đều biết.

Trong một giây đầu ống kính của máy đóng mở 24 lần, trong một giây chiếu ra 24 tấm, cái phim gốc đó liên tục tướng tiếp nối tướng, nhưng chúng ta xem thấy thì dường như là thật. Đây là một giây mới có 24 lần đóng mở. Phật liền dùng cách nói này trên Kinh Nhân Vương, cái khảy móng tay của người khỏe mạnh, thân thể của đại lực sĩ rất là khỏe mạnh, dũng mãnh nên khảy được rất nhanh, một giây có thể khảy được bốn lần. Bốn nhân cho 60, rồi lại nhân tiếp cho 900, thì một giây bao nhiêu tấm ảnh, có bao nhiêu tấm phim gốc? Hai lần 180 ngàn tấm. Đó là hiện tượng mà hiện tại chúng ta thấy được. Trên màn bạc một giây 24 tấm thì đã có thể lừa được bạn rồi, bạn liền cho rằng đó là thật, nếu như một giây là hai lần 180 ngàn tấm thì bạn làm sao biết được nó là giả?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?

Kiến thức 07:25 31/12/2024

Có người đặt vấn đề, nếu ai đó trong quá khứ lỡ làm ác, tạo nghiệp xấu, không biết tu tập để chuyển hóa, đến khi quả báo chín muồi thì phải nhận lấy báo ứng không lành. Trong nhân gian có nhiều người cho rằng, nên để người đó chịu khổ để trả quả báo, nếu cứu họ thì quả báo xấu ấy sẽ về mình. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào cho đúng?

Phước cao nhất là vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống

Kiến thức 05:57 30/12/2024

Không phải mình tu học hay làm phước với hy vọng sẽ được gặp toàn chuyện tốt đẹp, hay để trở thành con người hoàn hảo, mà là để mình có đủ sức mạnh, đủ trí tuệ, đủ đạo đức để vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.

Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo

Kiến thức 12:40 29/12/2024

Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Mỗi ngày ăn cái gì?

Kiến thức 14:02 28/12/2024

Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.

Xem thêm