Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/02/2024, 08:37 AM

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

“Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”.

“Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”.

Chúng ta cần phải hiểu câu nói này cho thấu đáo, rồi sau mới biết cách dụng công tu tập như thế nào. Phàm là những gì không đem đi được thì không nên để nó ở trong tâm. Còn những gì có thể mang đi được thì phải giành lấy từng phút từng giây, đừng để thời gian trôi qua một cách uổng phí. Thế thì, những gì có thể mang đi được? Chỉ có nghiệp! Nghiệp là kết quả của hành động, nói năng và suy nghĩ có chủ tâm. Nếu chủ tâm ác thì tạo nghiệp ác, chủ tâm thiện thì tạo nghiệp thiện. Nghiệp ác dẫn chúng ta vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh; nghiệp thiện đưa chúng ta lên cõi trời, cõi người. Vậy chúng ta nên mang theo nghiệp nào? Nên bỏ ác, tu thiện, tích lũy công đức. Phước đức thì có thể mang đi được. Nhưng đây chỉ là cái phước thiện nhỏ ở trong thế gian. Trong khi đó, chư Phật luôn luôn hy vọng chúng ta thành tựu cái thiện lớn, đó là thành Phật, thành Bồ tát. Mà muốn thành Phật, thành Bồ tát thì phải có niềm tin sâu sắc vào pháp môn Tịnh độ, phải chí tâm niệm Phật cầu vãng sinh.

Thế nào gọi là thành thật? Nhất định phải buông bỏ mọi duyên ràng buộc. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều phải luôn luôn giữ tâm mình cho chân thật, thanh tịnh và từ bi. Luôn luôn lấy câu “Nam mô A Di Đà Phật” để ở trong tâm. Gặp người có duyên, chúng ta phải lấy chân tình, đem lòng cung kính và hoan hỷ giới thiệu pháp môn niệm Phật cho họ, khuyên họ cùng tu. Đó là sự cúng dường có ý nghĩa nhất.

“Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”. Đó là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, mà mười phương chư Phật cũng giống như thế. Chúng ta cần phải tu tập như vậy thì thời gian trong một ngày không trôi qua uổng phí. Một ngày tu tập như vậy nhất định có được thân tâm thanh tịnh, có niềm vui, pháp lạc tràn đầy. Chư Phật, Bồ tát cũng cảm thông, tương ứng.

Khinh mạn là giặc

Cướp đi công đức.

Siêng năng là vua

Tạo bao điều thiện.

Phước đức là nước

Trí tuệ là thuyền

Nếu không có nước

Thuyền làm sao bơi!

Thích Nguyên Hùng dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm