Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/10/2016, 09:05 AM

Chùm ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma tới Milano, Italia

Milano, Italia ngày 20/09/Bính Thân (20/10/2016), sáng sớm tinh sương, đức Đạt Lai Lạt Ma khởi hành từ thủ đô Prague đến thành phố Milano, Italia. Ban Tổ chức và mọi người cung tiễn Ngài ra Sân bay quốc tế Ruzyně, với chuyến viếng thăm tại Italia. Chiếc phi cơ vừa đáp Sân bay quốc tế Malpensa, Ngài được cung đón bởi ông Giuseppe Sala, Thị trưởng Milano, các quan chức địa phương và Hòa thượng Tromdho Rinpoche.

Trên chặng đường từ Sân bay quốc tế Malpensa về đến thành phố Milano, sương mù giăng phủ, điểm dừng chân đầu tiên là nơi cư trú của đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám mục Milano, Ngài vừa bước ra xe, đức Hồng Y Angelo Scola long trọng cung đón và giới thiệu về Ngài đến với các vị thành viên khác, những vị Giáo sĩ Thiên Chúa giáo rất vui mừng và cung thỉnh Ngài vào trong Thánh đường.

Một bài phát biểu hùng hồn bằng tiếng Anh, đức Hồng Y Angelo Scola bày tỏ lòng ngưỡng mộ đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vĩ đại, và niềm vui khôn xiết khi được cung đón Ngài tại thành phố Milano. 
Nhị vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng, Ven. Tenzin Rinpoche và Ven. Thamthog Khenrab Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Sân bay quốc tế Malpensa, thành phố Milano, Italia (20/10/2016).

Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lời: “Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, anh chị em tinh thần của tôi, tôi cùng hạnh phúc khi được đến với quý vị. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến châu Âu vào năm 1973, trong thời gian của đức Giáo hoàng Phaolo VI (1897- 1978), (Tựu nhiệm: 1963- 1978) và nơi tôi dừng chân đầu tiên tại Thánh địa Roma, Italia. Chuyến viếng thăm lần này là đáp lời mời của quý vị.
Thị trưởng Milano, Guiseppe Sala mời đức Đạt Lai Lạt Ma ăn điểm tâm sáng tại sân bay Sân bay quốc tế Malpensa.
Tất cả các truyền thống của chúng ta, truyền đạt một thông điệp của tinh thần Bác ái, và Tâm Từ bi. Hơn hai nghìn năm qua, với tinh thần và tâm nguyện đấy đã không biết mệt mỏi để phụng sự cho nhân loại, và hơn bao hết chúng ta cần phải nhận xét về thông điệp trên. Đáng buồn thay, chúng ta vẫn còn nhìn thấy những cuộc xung đột với danh xưng tôn giáo, vì vậy chúng ta phải nỗ lực để duy trì liên tục để thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo, một lần nữa nhắc nhở bản thân mình, và một lần nữa rằng bất chấp sự khác biệt về cách tiếp cận Triết học, chúng ta đều tập trung vào các mục tiêu cùng một tầm quan trọng của tinh thần Bác ái, và Tâm Từ bi cho đồng loại của chúng ta.

Tôi là khách mời của đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920- 2005), (Tựu nhiệm: 1978- 2005), ngày cầu nguyện cho Hòa bình thế giới tại Assisi do đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tổ chức lần đầu tiên vào ngày 27/10/1986, đó là một bước tiến quan trọng hướng đến việc thúc đẩy hòa hợp giữa các tôn giáo. Bày tỏ sự ngưỡng mộ và biết ơn của tôi với ông, tôi cũng kêu gọi rằng sự kiện đấy không phải một lần, nhưng lần đầu tiên trong một chuỗi dài của thường niên. Năm nay là kỷ niệm 30 năm ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình thế giới đầu tiên”.

Tiếp theo, đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của các vị linh mục trong phòng, Ngài nói với họ rằng chúng ta luôn luôn đáp ứng nhu cầu vì sự an lạc, hạnh phúc của nhân loại. “Chúng ta đều sinh ra từ các bà mẹ của chúng ta, lớn lên trong vòng tay ấm êm bởi tình cảm người người mẹ hiền, do đó được biết chúng ta đều có hạt giống Từ bi – Bác ái”.
Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám mục Milano ra trước Thánh đường vui mừng cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức Hồng Y Angelo Scola mời các thành viên của các phương tiện truyền thông vào phòng, người có câu hỏi về khả năng đáp ứng của đương nhiệm đức Giáo hoàng Franciscus (Phanxicô), và Đạt Lai Lạt Ma thứ 15. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng Ngài hiểu Vatican có mối quan tâm về các Kitô hữu ở Trung Quốc, và rằng Ngài không có mong muốn cho sự hiện diện của mình để gây ra bất kỳ sự bất tiện. Ngài nhận xét rằng tất cả cá quốc gia Phật giáo trên thế giới, hiện nay Ngài chỉ có khả năng thăm Nhật Bản. Đối với việc công nhận một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, Ngài nhắc lại những gì Ngài thường nói rằng khi thời gian đến vấn đề này sẽ được cho người Tây Tạng quyết định.

Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám mục Milano mời đức Đạt Lai Lạt Ma vào bên trong phòng khách của Thánh đường.
Điểm dừng chân tiếp theo của đức Đạt Lai Lạt Ma là Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling, được tổ chức buổi pháp thoại tại thành phố Milano. Người Tây Tạng, người Italia và người Việt Nam cùng vân tập bên ngoài đường phố để cung đón và được đức Đạt Lai Lạt Ma chúc phúc cát tường. Khai mạc Pháp hội Mandala, chính thức đã được thực hiện do Ngài chủ lễ, và đại sư Thamthog Tulku Rinpoche, lãnh đạo tinh thần của Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling, Viện trưởng tu viện Namgyal ở Dharamsala tại Ấn Độ đã báo cáo tóm tắt, và tri ân đức Đạt Lai Lạt Ma vì những đóng góp cho việc bảo tồn những lời dạy của đức Phật.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ghi vào sổ lưu niệm trong chuyến viếng thăm Thánh đường, đáp lời mời của đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám mục Milano.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng Phật giáo Tây Tạng chúng tôi tự hào gìn giữ và phát huy trí tuệ và truyền thống của Đại học Phật giáo Nalanda, nơi đây sản sinh ra những bậc thầy vĩ đại, và được minh họa trong các bức tranh tường của các Tự viện Phật giáo cổ đại. Một trong những tính năng độc đáo của truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda là dạy con người phát huy triệt để tính chất Từ bi, Trí tuệ của con người, nhấn mạnh nghiên cứu siêu việt Logic. Ngài nói thêm về việc khuyến khích các tự viện Phật giáo ở Ấn Độ tập trung vào việc tu học nhiều hơn phục vụ tín ngưỡng nhân gian, và đánh giá cao Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling. Sau đó, Ngài được thỉnh dùng bữa cơm trưa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại tại Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling.
Vào buổi chiều, Ngài được cung đón vào giảng đường Đại học Milan-Bicocca (University of Milano-Bicocca), thành phố Milano, các vị giảng viên giới thiệu Ngài đến với khán giả của 2.400 sinh viên. Chủ tịch Hội đồng thành phố Milano, Lamberto Bertolè trình bày về việc trao bằng công dân danh dự của thành phố Milano cho đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã nhận và khôi hài về việc những nghĩa vụ công dân của mình.
Chủ tịch Hội đồng thành phố Milano, Lamberto Bertole trao bằng Công dân danh dự của thành phố Milano cho đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà hát Arcimboldi.
Các vị giảng viên, sinh viên Đại học Milan-Bicocca chăm chú lắng nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại tại Nhà hát Arcimboldi.
Trước hàng nghìn khán giả, Ngài chia sẻ rằng: “Tôi rất hạnh phúc để đáp lời thỉnh cầu của bạn trẻ. Tôi thuộc thế hệ của thế kỷ 20, quý bạn trẻ những người thuộc thế kỷ 21, có cả cơ hội và trách nhiệm để tạo ra một thế giới tươi đẹp hơn cho tương lai”.

Ngài giới thiệu tóm lược ba cam kết của Ngài rằng: “Truyền bá nhận thức về giá trị con người, thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo và bảo vệ nền văn hóa, ngôn ngữ và môi trường tự nhiên của Tây Tạng”, Ngài chia sẻ với khán giả rằng Ngài là một người bình thường, một thành viên trong số 7 tỷ người đang chung sống trong thế giới nhân loại hôm nay. Ngài nói rằng trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt, như biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây là những vấn đề cần thiết mà chúng ta can đảm để vượt qua.
Một thính giả hỏi đức Đạt Lai Lạt Ma những thắc mắc của mình, sau buổi chia sẻ pháp thoại tại Nhà hát Arcimboldi.
Ngài đề cập đến các cam kết của mình để khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo, nhắc lại rằng mặc dù có sự khác biệt trong cách tiếp cận triết học, tất cả các truyền thống tôn giáo, nhấn mạnh thông điệp chung của tinh thần Từ bi, Bác ái. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thu hút sự chú ý đến khán giả trong suốt buổi chia sẻ Pháp thoại, Ngài đã từng gắn bó và chia sẻ trong hơn 30 năm với các chuyên gia khoa học.

Đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc buổi pháp thoại, phần thời gian còn lại là Ngài giải đáp thắc mắc của thính chúng. Hôm sau là buổi chia sẻ pháp thoại của Ngài tại Hội trường Rho Fiera, thành phố Milano.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc phúc cát tường đến với thính chúng sau buổi pháp thoại tại Học viện Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chào hơn 2.400 khán thính giả trong Nhà hát Arcimboldi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào tất cả, sau buổi chia sẻ pháp thoại tại Nhà hát Arcimboldi, và được Ban Tổ chức đưa Ngài về Khách sạn nghỉ trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm thành phố Milano, Italia (20/10/2016).

Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Express - Ảnh: Tenzin Choejor)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh

Ảnh 11:55 26/10/2024

Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.

Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh

Ảnh 08:20 20/10/2024

Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.

Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ

Ảnh 10:43 11/10/2024

Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế

Ảnh 17:30 10/10/2024

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.

Xem thêm