Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/02/2017, 11:38 AM

Chùm ảnh nghệ thuật khắc thần chú Phật giáo Tây Tạng trên đá Mani

Thánh địa Phật giáo Tây Tạng là một vùng đất khắc nghiệt và nghèo khó về tiện nghi vật chất. Nằm trên cao nguyên với độ cao hơn 4000 mét so với mực nước biển, khí hậu lạnh giá, khô cằn cỏ cháy, người dân Tây Tạng chịu thử thách rất lớn, và chỉ có sự cương cường bởi đời sống tinh thần mảnh liệt, họ mới tồn tại nơi đây. 


Trên vùng cao nguyên này, chỉ có sỏi đá khắp nơi, muôn hình vạn trạng… ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo Ấn Độ đã lan tỏa đến vùng đất này và đã trở thành quốc giáo vào thời Vua Bo.srong Bstan Sgam Po (620-649), đặt biệt là truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda đến quốc gia này, được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.
 
 
Sỏi đá thì nhiều, lòng mộ đạo cũng nhiều không kém và người dân Tây Tạng liền bày tỏ tấm lòng thành tín của mình bằng cách khắc lên những tảng đá có ở khắp nơi câu Lục Tự Minh Chú của đức Quán Âm Tứ Thủ Chenregi "Ôm Ma Ni Pết Mê Hum" và những tảng đá đó được gọi là đá Mani (Mani stond) hay đá kết duyên Phật pháp.
 
Dọc theo con đường các vùng chịu ảnh hưởng Mật tông Phật giáo Tây Tạng, các du khách thường phải đối mặt với bức tường đá Mani.
 
 

Cùng một loại đá Mani có thể được nhìn thấy ở quốc gia láng giềng Nepal, nơi đức Phật đản sinh, và Bhutan. Các tảng đá Mani lớn chạm khắc nhiều địa điểm khác nhau khắp các khu vực Nepal của dãy Hymalaya, Namche Bazar. Những bức tường đá Mani nhiều nhất là Khumbu, khu vực đông Bắc Nepal. Các câu thần chú Lục Tự Minh chú của đức Quán Âm Tứ Thủ Chenregi "Ôm Ma Ni Pết Mê Hum" cũng là một thiết kế chung trên bánh xe chuyển pháp luân và lá cờ cầu nguyện ở Nepal.
 
 
 

Đá Mani cũng được tìm thấy xung quanh các tu viện Phật giáo ở Ấn Độ, những câu thần chú Phật giáo được chạm khắc trên đá đã được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. 

Vân Tuyền (Nguồn: Amusing Planet)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm