Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/09/2013, 14:06 PM

Chùm ảnh: Những ngôi chùa cổ quanh Tây Hồ

Xin giới thiệu tới độc giả sơ lược lịch sử  và hình ảnh các ngôi chùa cổ trải dài xung quanh Quận Tây Hồ - Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc khai sáng từ thời tiền Lý Nam Đế, thế kỷ thứ VI (541-548). Lúc đầu gọi là chùa Khai Quốc, xây dựng tại bến sông Hồng địa phận làng Yên Hoa (nay là phường Yên Phụ).

 Đường vào chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa đến thưởng ngoạn, vãn cảnh, cúng lễ vào những ngày lễ, Tết. Theo sổ sách xưa còn lưu lại, chùa Trấn Quốc được xây dựng trước khi có thành Thăng Long, vào thời kỳ tiền Lý Nam Đế (544 – 548). Ban đầu chùa có tên là chùa Khai Quốc năm 1440 đổi hiệu là chùa  An Quốc, với bề dày lịch sử và ý nghĩa thiêng liêng tên gọi Trấn Quốc được sử dụng đến ngày nay.

 Cổng chùa

Kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (). Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi lui tới cầu mong bình an của các phật tử mà nơi đây với cảnh đẹp, thơ mộng còn là địa điểm vãn cảnh lý tưởng cho du khách thập phương khi đến Hà Nội.

 Lư hương tại chùa

Năm 1639 chúa Trịnh sửa lại ngôi Tam Quan và xây hành lang hai bên tả hữu, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trung tu và tôn tạo. Tại đây đã có rất nhiều các vị cao Tăng và danh nhân đã đến thụ giáo và tu trì như Đức Văn Phong Pháp sư, Khuông Việt Thái Sư, Ngô Chân Lưu, Thảo Đường, Thông Biện, Viên Học, Tịnh Không, Trần Tú Uyên và nhiều bậc chư Tôn đức…Năm 580 vị Phạm tăng Tì – Ni – Đa – Lưu – Chi từ Ấn Độ đã qua đây rồi mới đến tu trì ở Pháp Vân.

 Cây Bồ Đề tại chùa Trấn Quốc

Năm 1959 Tổng thống Ấn Độ Pra-sát sang thăm Việt Nam, thân hành mang tặng cây Bồ Đề được triết từ cây tại Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ, cây Bồ Đề được trồng kỷ niệm tại vườn chùa Trấn Quốc. Năm 1962 di tích chùa Trấn Quốc được xếp loại A là 1 trong 10 di tích của Đông Dương, Chùa được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989.

Vườn tháp chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc là nơi chốn tổ phái Thuyền Tào Động do vị Tịnh Trí Giác Khoan Thiền Sư đời Hậu Lê truyền đến, hiện nay có nhiều tòa tháp để lại. Thời Lý (Bát Diệp), bà Thái Hậu Ỷ Lan thường mở tiệc Trai Tăng và hỏi chư Tăng về đạo Phật.

 Tam bảo nhà chùa 

Chùa Kim Liên

Chùa được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Nguyên công chúa Từ Hoa, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã đem cung nữ tới khu vực này trồng dâu, nuôi tằm, mở ra trại Tàm Tang (tằm dâu).Trại này sau đổi tên là phường Nghi Tàm.

 Cổng chùa Kim Liên

Chùa có từ thế kỷ XVII. Theo tấm bia hiện còn trong chùa soạn ra có nêu: chùa vốn có tên là Đại Bi dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên. Tên Kim Liên có từ đó.

 Ngày nay, chùa Kim Liên là nơi vô cùng tĩnh lặng, bình yên, nằm khiêm nhường bên hồ Tây mộng mơ. Mỗi du khách khi đến đây đều bỏ dép bước chân trần trên những bậc đá rêu phong. Dường như mỗi người đều cố gắng bước thật nhẹ để không làm phá vỡ đi không gian linh thiêng, cổ kính đã tồn tại hàng trăm năm trên mảnh đất này.

Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá)

Chùa Hoằng Ân, tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội đã nghìn năm tuổi. Chùa do các Thiền sư thuộc phái Tào Động trụ trì, được xây dựng từ thời nhà Lê. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ.

 Cổng chùa Hoằng Ân (Quảng Bá)
 Đường vào sân chùa Hoằng Ân (Quảng Bá)

Ngôi chùa của làng Quảng Bá tĩnh lặng. Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm từng giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm ở đây. Đây cũng là nơi tôn thờ Đạo giáo. Công chúa Ngọc Tú bỏ phủ chúa Trịnh Tráng ra đây tu trì. Nhiều cán bộ cách mạng đã chọn ngôi chùa làm cơ sở an toàn để hoạt động chống Pháp giành độc lập dân tộc. Không chỉ ghi giữ nhiều dấu tích lịch sử của Phật giáo và cả Đạo giáo. Mà giờ đây ngôi chùa còn là nơi ghi dấu những con người hết mình gìn giữ những giá trị tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

 Tháp chùa Hoằng Ân (Quảng Bá)

Đặc biệt chùa có khu mộ tháp lô xô cao thấp, trầm mặc, là nơi an nghỉ của các bậc Hòa thượng, hơn nữa chùa Hoằng Ân còn là nơi đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Đức Nhuận tu hành và an nghỉ (HT.Thích Đức Nhuận là người có công đầu thống nhất Phật giáo 2 miền Nam Bắc, quy tụ và đoàn kết tăng ni, phật tử ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam). Hiện nay trong khu nhà Tổ có tạc tượng thờ các vị Hòa thượng này.
 Tháp HT.Thích Đức Nhuận đệ nhất pháp chủ GHPGVN
 Núi Quan Âm trong chùa

Với sự giúp đỡ của Trung tâm Bảo tồn và phát triển Di sản Văn hóa Tôn giáo nên các di tích trong chùa dù đã được tu sửa, song những điêu khắc kiến trúc cổ và các hiện vật vẫn còn nguyên vẹn. Chùa Hoằng Ân là một trong những điểm văn hóa – du lịch của thành phố thu hút khách muôn nơi 

Chùa Tảo Sách

Nằm trong quần thể chùa, đình, phủ, miếu nổi tiếng ven Hồ Tây, Hà Tam quan Hà Nội, chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách, Linh Sơn tự) là một trong số những ngôi cổ tự khá hiếm hoi còn lại ở thủ đô vừa giữ được vẻ cổ kính, u tịch, trang nghiêm không gian Phật đài, vừa rất đẹp, cảnh sắc tốt tươi.

 Những họa tiết trên mái chùa Tảo Sách
 Cửa sổ
 
 Cầu thang gác chuông
Chùa Tảo Sách còn có tên là Tào Sách, thuộc Sơn Môn và mang tên chữ là Linh Sơn tự. Ngôi chùa khi đó mang thiết chế tôn thờ của “Linh Sơn đạo” (một đạo du nhập từ triều Tống của Trung Quốc, mang đặc điểm cả Tam giáo là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo, rất được các đời vua Lê, chúa Trịnh tôn sùng). Năm 1994, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và được duy tu, tôn tạo với đủ Nhà thờ Tổ, Trai phòng, Nhà thờ Mẫu, Điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát…, đặc biệt là dựng lại gác chuông, tam quan đậm nét kiến trúc dân gian, hài hoà cảnh trí như hiện nay.
 Vườn tháp trong chùa
 Sân trước
 Sâu sau chùa

Chùa Tây Hồ

Trên đường vào Phủ Tây Hồ , phía bên phải , khuất sau một vườn cây rộng lớn , có một ngôi chùa cổ tuyệt đẹp , rất tĩnh lặng cho khách đến chiêm nghiệm cuộc đời khác hẳn vẻ ồn ào náo nhiệt bên Phủ Tây Hồ. Chùa gắn liền với Kinh thành Thăng long từ thời nhà Lý,phong cảnh trầm lắng bên hồ sen mát rượi.

 Cổng chùa Tây Hồ
 Tháp chùa Tây Hồ
 Hồ sen trong chùa
 Cây đa trước cổng

Tây Hồ là một vùng đất Địa linh – Nhân kiệt của Kinh thành Thăng Long cổ kính. Nơi đây tao nhân mặc khách, các chính trị gia, các văn hoá gia lỗi lạc đã để lại những chuyện truyền kỳ, áng văn thơ bất hủ, di tích văn hóa, tôn giáo truyền thống và tín ngưỡng dân gian phong phú . …làm cho cảnh Tây hồ thơ mộng càng thêm thơ mộng hơn.

Bài tổng hợp, ảnh Cẩm Vân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm