Thứ ba, 28/03/2023, 19:45 PM

Chuyện Hòa thượng Tuyên Hóa báo hiếu, xuất gia

Hòa Thượng thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm có thể nhắm mắt mà tụng lên Kinh văn, một chữ cũng không sai, quả là điều chưa từng thấy – bút giả được chính mắt trộng thấy, chính tai được nghe, nên không thể không khâm phục.

Thuở nhỏ, trước năm tôi lên 12 tuổi, tôi là một đứa trẻ rất cứng đầu. Cứng đầu tới cỡ nào? Hễ có ai chọc tôi, tôi liền khóc, và một khi đã khóc là không biết bao giờ mới nín. Cha mẹ nói cũng không được, tôi không nghe lời và tôi chỉ làm theo ý của tôi mà thôi. Nhiều lúc tôi không chịu ăn, không chịu uống, cứ như vậy mà kêu khóc, cha mẹ tôi đành chịu thua không còn cách nào bảo tôi nghe lời. Hồi đó tôi biết cha mẹ tôi mẹ tôi thương tôi lắm, khi thấy tôi không chịu ăn thì hết sức mềm lòng, mà chiều theo ý tôi. Thời gian ấy tôi bất hiếu đến độ như vậy, chẳng đếm xỉa gì đến nỗi khổ của cha mẹ, nay nghĩ lại thấy quả thực tôi hư đốn quá!

Có một lần, một đứa trẻ bên hàng xóm qua chơi. Hồi đó tôi mới biết bò và đứa trẻ đó cũng đang tập bò như tôi. Chúng tôi bò trên một cái bục, hai đứa trẻ đua nhau coi ai bò mau hơn. Thấy tôi bò vượt trước nó, nó bò sau, nó bèn cắn vào chân tôi. Quả thật ngu đần là tôi! Thay vì tôi phải phản kháng lại, tôi chỉ biết khóc. Bây giờ nhớ lại thấy tức cười!

Những nét chính về cuộc đời Hòa thượng Tuyên Hóa

Tôn dung Hòa thượng Tuyên Hóa.

Tôn dung Hòa thượng Tuyên Hóa.

Năm đó, lúc tôi 11 tuổi, nhân tôi cùng các trẻ nhỏ trong thôn ra ngoài xóm chơi, tôi có dịp thấy thi thể của một đứa bé. Từ khi ra đời tôi chưa hề nhìn thấy cảnh này, nên tôi nghĩ rằng đứa bé đó đương ngủ, nhưng kêu nó mà nó không tỉnh giấc, hai mắt thì nhắm, hơi thở không còn, tôi chẳng hiểu ất giáp gì, khi về nhà tôi hỏi mẹ tôi:

– Tại làm sao đứa nhỏ đó lại ngủ ở ngoài đồng?

Mẹ tôi nói:

– Đứa bé ấy chết rồi.

– Tại sao lại phải chết? Tôi hỏi lại.

– Tại sao lại không thế chết? Mẹ tôi trả lời như vậy.

Lúc đó có một người cùng trong hàng thân thích nói:

– Chỉ có những người xuất gia tu đạo mới không chết.

Từ lúc đó, nghĩ tới cái chết tôi sợ lắm, tôi không muốn chết. Tôi cảm thấy chuyện sống rồi chết chẳng hay ho gì và trong đầu đã nảy ý muốn xuất gia, tôi muốn đi tu để dứt khỏi cảnh sanh tử.

Một hôm, tôi thưa với mẹ tôi:

– Con muốn xuất gia đi tu, chẳng hiểu mẹ có ưng thuận không?

Mẹ tôi nói:

– Xuất gia là một điều hay, mẹ không thể ngăn cản con được. Tuy nhiên, mẹ nghĩ rằng khi nào mẹ không còn thì con xuất gia cũng chưa muộn.

Vậy là mẹ tôi đã chấp thuận cho tôi xuất gia. Tôi vui sướng vô cùng, dầu rằng tôi chưa thể đi ngay được. Con người tôi lúc đó liền cảm thấy hối hận vì đã có những hành vi bất hiếu khi trước khiến cha mẹ tôi rất buồn phiền, hao tổn nhiều tâm lực đối với tôi. Làm sao mà báo đáp được ân tình ấy? Tôi nghĩ tới nghĩ lui, bèn nghĩ ra một cách – một cách ngu xuẩn – khấu đầu lạy cha mẹ, tỏ lòng sám hối. Tính như vậy rồi, tôi quyết định thi hành cách đó.

Ngay khi tôi hướng tới cha mẹ khấu đầu lạy xuống cha mẹ tôi rất đỗi kinh ngạc, hỏi rằng:

– Có chuyện gì mà lạy như vậy?

– Bởi trước đây con làm những điều bất hiếu với cha mẹ, khiến cha mẹ giận, nay con biết như vậy là sai quấy, cho nên bắt đầu từ nay con xin lạy cha mẹ.

Cha tôi nói:

– Nếu đã biết mình lầm lỗi và hối cải là tốt rồi, bất tất phải lạy nữa

Tôi đáp:

– Xưa nay con đã là đứa cứng đầu, nói ra điều gì thì phải làm theo cho kỳ được.

Cha mẹ tôi vốn biết rõ tính nết của tôi, nên không nói gì thêm, do đó cứ để mặc tôi làm theo đúng ý nguyện và như vậy, cứ mỗi buổi sáng và tối nhận lạy của tôi.

Từ hôm đó, mỗi ngày từ lúc sáng sớm, khi người nhà hãy còn ngủ, tôi đã ra sân hướng tới cha tôi khấu đầu lạy ba lạy, hướng tới mẹ tôi lạy ba lạy. Mỗi tối, sau khi mọi người đi ngủ, tôi lại ra sân lạy cha mẹ tôi mỗi người ba lạy. Một thời gian sau, tôi cảm thấy như vậy chưa đủ, tôi lạy thêm trời và đất. Hồi bấy giờ tôi chưa được nghe nói tới các danh từ vua trời, vua đất, hay vua người, chỉ biết có trời, đất, vua, cha mẹ, thầy học, cho nên cứ sớm và tối tôi lạy trời ba lạy, lạy đất ba lạy, lạy vị nguyên thủ quốc gia ba lạy, lạy cha ba lạy, lạy mẹ ba lạy, lạy vị thầy trong tương lai ba lạy. Tôi khấu đầu lạy như vậy trong một khoảng thời gian, sau đó, tôi vẫn cảm thấy chưa đủ, nên tôi lạy thêm các vị đại hiếu trong thiên hạ, các vị đại thiện trong thiên hạ, các đại hiền nhân và các đại thánh nhân. Về sau, tôi lạy thêm các vị thiện nhân trên toàn thế giới, cũng như các bất thiện nhân trong thiên hạ. Khi lạy trời tôi cầu cho những kẻ đại ác, những kẻ xấu nhất được cải ác ra thiện, tất cả thành người tốt.

Số lạy mỗi ngày một tăng thêm, cho tới con số tám trăm ba mươi lạy (830) cái lạy. Mỗi lần lạy kéo dài hai giờ rưỡi, sớm một lần, tối một lần, tính ra là năm tiếng hồ mỗi ngày. Bất luận ngày có gió to hay mưa lớn, tôi cứ theo đúng số mà lạy ở ngoài sân. Ngay cả trong mùa đông mưa tuyết, tôi vẫn cứ lạy ở ngoài sân. Tôi còn lạy trời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Trải qua mây năm khấu đầu lạy như vậy, đến khi mẹ tôi vãng sanh xong thì tôi lại ở bên mộ của mẹ tôi, tiếp tục lạy trong ba năm. Sau đó, tôi xuất gia và bắt đầu nghiên cứu Kinh điển ...

Ghi chú của người biên: Tại chùa Nam Hoa, trong thời gian gần gũi với Hòa thượng Hư Vân, Hòa Thượng được Hòa thượng Hư Vân coi trọng và được giao chức vụ Giám học của Học Viện Giới Luật, và ít lâu sau đó chuyển sang làm chủ nhiệm Giáo Vụ. Trong kỳ lễ truyền giới Hòa Thượng được cử làm vị Tôn chứng A-xà-la. Về sau Hòa Thượng được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp Tông Quy Ngưỡng và Hòa Thượng thành người nối Pháp đời thứ chín của Tông này. Trên đường hoằng Pháp, Thượng Nhân Tuyên Hóa đi từ Hương Cảng qua Mỹ, và tại đây Hòa Thượng diễn giảng hàng chục bộ Kinh, đề xướng các bộ môn Thiền, Giáo, Luật, Mật, Tịnh cả năm Tông, dẹp bỏ hàng rào ngăn cách giữa các tông phái với nhau, coi việc phục hưng Phật Giáo là trách nhiệm của mình, đồng thời thúc dục hàng môn đệ phải ngày ngày tham thiền, hoặc niệm Phật, sám hối, nghiên cứu Kinh điển, chân thực tu hành, nhằm khuông phò chánh giáo, ước mong Chánh Pháp được mãi mãi trường tồn.

Thượng Nhân Tuyên Hóa bẩm sanh trí huệ siêu việt có trí nhớ phi thường, một lần đọc qua là nhớ mãi; giảng Kinh hay thuyết Pháp thì không phải theo bản thảo đã soạn sẵn, mà là tùy theo thời điểm, tùy theo nhân sự để thuyết giảng. Với biện tài vô ngại, lời lời thốt ra như nước chảy thao thao, chỗ nào cũng là Đạo, nghĩa lý viên dung khiến ai ai cũng phải bội phục.

Hòa Thượng thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm có thể nhắm mắt mà tụng lên Kinh văn, một chữ cũng không sai, quả là điều chưa từng thấy - bút giả được chính mắt trộng thấy, chính tai được nghe, nên không thể không khâm phục. Hàng môn đệ thì toàn là thanh niên trí thức với trình độ Đại học, ai nấy đều hết sức kính ngưỡng trước đức độ và kiến thức uyên bác của Hòa Thượng, ai ai cũng phải bội phục, ngũ thể đầu địa.

Trích: Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị, quyển 5.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm