Thứ ba, 29/10/2024, 13:20 PM

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Có nhiều lúc bán hàng đến 12 giờ khuya mới ăn cơm trưa. Dầu mỏi mệt, mắt nhướng không nổi, ông cụ vẫn không bỏ thời khóa niệm Phật. Ngày ấy tôi vừa mười hai tuổi đầu, không hiểu việc làm của cha.

Ông là người Tàu lai mang họ Từ – Từ Văn Lên, pháp danh Thiện Phước, sanh năm 1916. Năm 1959, lúc tôi 9 tuổi, ông quy y với Thầy Yết Ma Thiện Niệm – là một Ni sư người Pháp lai giả trai đi tu. Cha tôi chỉ nghe Thầy Yết Ma và Ni Trưởng Huỳnh Liên, Ni sư Thanh Liên, Kim Liên, Tạng Liên dạy niệm A Di Đà Phật được vãng sanh về cõi Phật.

Đằng đẳng hơn 60 năm, không một buổi tối nào ông bỏ thời khóa niệm Phật. Ông lên gác thắp nhang bàn Phật rồi xuống dưới đất ngồi trên bộ ván niệm Phật. Chư Phật đã chứng minh cho ông. Trước khi nhắm mắt, ông biết trước ngày vãng sanh.

Niệm Phật hai năm, biết trước ngày giờ vãng sanh

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa 1

Ảnh minh họa.

Sáng ngày 9/2/1992, tôi về thăm nhà, ông nhìn tôi mà nói:

– Con có tiền lo cho ba không?

Tôi liền nhìn ông vì lúc này ông không bị bệnh hoạn gì mà lại hỏi như vậy. Tôi trả lời rằng:

– Con đi tu, dạy học ở trường hạ đâu có tiền.

Đến chiều ngày mùng 10/2/1992, ông bị té và được đưa vào bệnh viện vào lúc 7 giờ sáng ngày 11/2/1992.

– Ông hỏi: Nay ngày mấy?

– Đứa cháu nội nói: Dạ ngày 11.

– Ông nói: ngày 14 nhớ mua khoai lang nấu để cúng nhe. Ba sẽ được vãng sanh, nấu để cúng chư Phật đến rước Ba. Ông lặp đi lặp lại ba lần.

Đúng 4 giờ 30 sáng ngày 14/2/1992, người an nhiên ra đi trong tiếng trợ niệm của con cháu.

Lạ thay, lúc ở bệnh viện, mặt ông tái xanh nhưng khi về nhà, khuôn mặt ông sáng lạ thường, môi như mỉm cười, da thịt đầy đặn, sắc mặt sáng rực ánh hồng. Toàn thân lạnh ngắt nhưng riêng đỉnh đầu của ông vẫn nóng ấm.

Chuyện này có nhiều chư Tôn đức chứng minh nhưng vì thời gian cũng lâu nên bây giờ nhiều vị đã mất, nhiều vị đã đi nơi khác nên khó mà tìm được để chứng minh người thật việc thật. Nhưng những điều tôi trình bày đây là chân thật, không hư cấu hay giả dối vì Phật pháp bất khả tư nghì. Ông hưởng thọ 77 tuổi, vãng sanh ngày 14/2/1992. Một năm sau, 24/2/1993, mẹ tôi cũng vãng sanh và cũng thọ 77 tuổi.

Tuy tôi học nhiều, được bằng Cử nhân Phật học, Cử nhân Văn chương, Cao học Xã hội, Giảng viên Phật học và nhiều chức vụ khác nhưng tôi không công phu niệm Phật thì chắc chắn lúc lâm chung sẽ không được hưởng lợi lạc như cha mẹ tôi. Mặc dầu ba mẹ tôi không am hiểu nhiều về giáo lý nhưng ông bà niệm Phật gấp bội lần nên vãng sanh thật an nhiên và biết trước ngày vãng sanh. Tôi chỉ mong ước được bấy nhiêu đó thôi.

Cha tôi được an táng nên không có trà tỳ nên không biết có Xá lợi không. Nhưng theo tôi, có hay không Xá lợi thì cũng không quan trọng, quan trọng là có vãng sanh được hay không mà thôi.

Trích: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh của cư sĩ Tịnh Hải, NXB Tôn Giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật - Vị lương y vô song

Tư liệu 08:07 27/02/2025

Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Tư liệu 10:16 13/02/2025

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ

Tư liệu 19:59 30/01/2025

Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Truyện cổ Phật giáo: Trang nghiêm tháp Phật

Tư liệu 07:15 12/01/2025

Lúc ấy, đức Phật đang ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, chọn một người vợ thuộc dòng quý tộc, chung sống với nhau vô cùng hòa hợp.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo