Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện vui về “Kiềng ba chân” trong Phật học

Học Phật có lắm thú vị, nhiều chuyện vui khi bạn “ngộ” ra tri thức tâm linh giao cắt cùng dòng mạch văn hóa dân tộc hay khoa học Đông - Tây, Kim - Cổ... Về số học, số 3 khá đặc biệt với những trùng lặp mang tính quy luật trong đời sống và có khi trong sự mê tín dân gian.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam… phong phú, đặc sắc, giàu tính nghệ thuật về ngôn từ và đậm đà triết lý Việt, có vị trí quan yếu trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt nghìn đời. “Kiềng ba chân” tồn tại vững vàng trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc qua những tổ hợp, ví như “dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Trong tổ hợp ấy, “kiềng ba chân” chỉ sự vững vàng, tính nguyên tắc, chỗ dựa, sự bất biến...
                                         Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Vận dụng hình tượng “kiềng ba chân” trong đời sống và lý luận khá phổ biến, Phật học không thuộc về ngoại lệ. Dưới góc nhìn cá nhân của bậc sơ cơ, kinh điển Phật giáo dung chứa “kiềng ba chân” trong lý luận không chỉ trong một trường hợp, ý tứ chỉ số lượng cần. Ví dụ: thân – khẩu – ý, giới – định – tuệ, Phật - pháp – tăng...
 
Một nỗ lực hướng đến cái đơn nhất sẽ khập khiễng, không thành tựu. Tu thân chung chung mà không kiểm soát gìn giữ tu khẩu và ý cũng không hiệu quả. Thân khẩu ý là điều kiện cần để tinh tấn trên hành trình giác ngộ, xét theo cơ chế tạo nghiệp, thọ nghiệp và chịu nghiệp báo của con người. Tu thân và khẩu mà không tu ý, như cắt cỏ từ ngọn và dừng ở ngọn, ý tạo nghiệp tiên khởi, tân – khẩu – ý là tổ hợp biện chứng không thể tách rời. Chuyện này sơ đẳng, ai cũng biết.
 
“Kiềng ba chân” có thể thấy trong tổ hợp “giới  – định – tuệ”, một nội hàm khác song về phân tích để thấy rõ, vẫn như với trường hợp thân khẩu ý.
 
Quy y Tam bảo, đương nhiên quy y Phật – pháp – tăng, cả bên trong và bên ngoài. Quy y Phật là sự đương nhiên, theo đạo, ngưỡng mộ và tin cẩn, theo về. Hướng về một lý tưởng tâm linh và thực tiễn trong đời sống đạo đức, tôn giáo. “Qui trình” biến hứng, quy y Phật suông suông mà không quy y pháp - ánh sáng, lý luận, con đường giải thoát của Phật, cũng như không! Quy y tăng cũng biện chứng trong tổ hợp không thể tách rời, tăng là hiện thân của Phật trong đời sống hiện tiền, dung chứa pháp - hướng dẫn, giúp quá trình tu học của phật tử được đúng chính pháp và hanh thông.
 
Những ví dụ trên chỉ điển hình, khó liệt kê phân tích hết những trường hợp trong Phật học có tổ hợp “kiềng ba chân” như điều kiện cần tiên quyết. Bạn sẽ có vô số ví dụ khác theo đường hướng suy tư này?
 
Trong đời sống thường nhật, “kiềng ba chân” là một nhắc nhở có khi về đạo lý, lúc về phương pháp...
 
Trong đấu tranh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, những vận dụng theo ý tưởng “kiềng ba chân” được thể hiện nhiều: “ba mũi giáp công” là một trong nhũng ví dụ. Mói đây, nữ bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có vận dụng trong phát biểu về y tế cơ sở về hình tượng “kiềng ba chân” rất thú vị: chân phải, chân trái và chân thứ ba, trong đấy chân thứ ba không thể thiếu!
 
Đấy, đường học Phật có lắm chuyện vui, “kiềng ba chân” chính là sự vận dụng nho nhỏ vốn văn hóa dân tộc để dung nạp và cảm hiểu tri thức Phật giáo vốn mang tính trừu tượng, triết lý không dễ tiếp thu, qua đấy cho thấy chút nét lấp lánh của văn hóa Việt.
 
Tản mạn đôi dòng, mong được miễn chấp.
 
Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Phật pháp và cuộc sống 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Xem thêm