Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cách ứng xử khi bị nói xấu theo nhà Phật

Phật giáo dạy cách ứng xử khi bị nói xấu, cách tránh thị phi đó là hãy đáp lại bằng sự biết ơn. Nếu bạn không làm được như thế, cách tốt nhất nên im lặng.

འགའ་ཞིག་བདག་ལ་མི་སྙན་སྣ་ཚོགས་པ། །

GA ZHIG DAG LA MI NYEN NA TSHOG PA/

Nếu ai đó đem bao lời hủy báng,

སྟོང་གསུམ་ཁྱབ་པར་སྒྲོག་པར་བྱེད་ན་ཡང་། །

TONG SUM KHYAB PAR DrOG PAR JÉ NA YANG/

Truyền lỗi ta trước cả muôn người.

བྱམས་པའི་སེམས་ཀྱིས་སླར་ཡང་དེ་ཉིད་ཀྱི། །

JAM PEI SEM KYI LAR YANG DE NYI KYI/

Tâm ta vẫn một lòng bi mẫn,

ཡོན་ཏན་བརྗོད་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན། ༡༤།

YON TEN DZÖE PA GYEL SÉ LAG LEN YIN/

Vẫn tán dương thiện hạnh của người,

Như thế mới là chân Phật tử.

 (Phẩm thứ 14 - Ba mưởi bảy phẩm Bồ tát hạnh)

Nếu ai đó có nói điều gì đó không tốt về bạn, kiểu như: “Đây là một người xấu, anh ta cư xử rất thậm tệ” thì ắt hẳn trong lời nói của anh ta có phần đúng hoặc không đúng. Song, kể cả người đó có đang đặt điều hoặc nói những chuyện tầm phào thì thực ra họ cũng đang không làm điều gì kinh khủng như là cắt đầu bạn. Chuyện ngồi lê đôi mách chỉ đơn giản là gió, hơi thở và không khí. Nhưng là những con người bình thường, chúng ta sẽ dễ nổi sân lên và phản bác, trả thù người đó. Chúng ta hiện đang ở trong tình trạng dễ bị kích động như vậy và điều này không chỉ xấu mà nó thực sự không công bằng. Vì thế thực hành hạnh này phải trở thành chuẩn mực cho chúng ta.

Phật giáo dạy cách ứng xử khi bị nói xấu

Phật giáo dạy cách ứng xử khi bị nói xấu

Mặc dù, ví dụ này không được đề cập đến trong Kinh điển, nhưng tôi lại nghĩ đến con muỗi. Đôi khi nó có thể truyền bệnh sốt rét và những bệnh khác, nhưng thường thì muỗi không mang bệnh gì cả. Nó có thể làm cho bạn ngứa ngáy đôi chút, thế thôi. Nhưng chúng ta thì nổi giận muốn giết chúng. Hãy nghĩ xem thế có đúng hay không? Cá nhân tôi nghĩ là không. Để bảo vệ mình, chúng ta có thể thổi cho chúng bay đi, hay đốt cái gì đó để chúng không cắn ta, trong chừng mực nào đó những cách này là chấp nhận được. Nhưng chúng ta lại giết chúng và theo luật nghiệp báo, giết chúng là sai. Khi chúng ta tu tập, chúng ta phải nghĩ theo cách này. Chúng ta được coi là những người thực hành Bồ tát đạo, nên phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt như thế.

Ứng xử khi bị nói xấu, cách tránh thị phi

Ứng xử khi bị nói xấu, cách tránh thị phi

Tất nhiên, bị chặt đầu mà không nổi sân là quá khả năng của mình. Nhưng, những điều nhỏ nhặt này là tương tự và phù hợp với căn cơ trình độ của chúng ta. Chúng ta có thể thực hành điều gì đó thực sự đòi hỏi sự chú ý, tỉnh giác. Điều quan trọng là: chúng ta phải cố gắng. Nếu ai đó nói điều gì không hay về chúng ta, như một sự biết ơn để đáp lại, hãy nói điều tốt về họ. Nếu bạn không làm được như thế, tôi nghĩ cách tốt nhất nên im lặng.

(Khai thị từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, trích ấn phẩm Ba bảy phẩm Bồ Tát hạnh, Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành)

Độc giả có thể đọc trong mục Tin liên quan dưới bài này. Hãy đọc Phatgiao.org.vn khi bạn cần TIN MỚI NHẤT về Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm