Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tu đạo để trừ bỏ 27 niệm ác – trừ đủ niệm ác để tinh tấn tu đạo

Muốn thành đạo quả cần phải chuyên tâm tu hành. Bên cạnh đó người tu hành, người phật tử cũng cần thường luôn ghi nhớ phải trừ bỏ tâm ác niệm, có vậy mới mong mau chóng đạt được thành tựu, tu hành mau tinh tấn.

Trong cuộc sống, đối với sự vật và hiện tượng xung quanh không khỏi khiến cho chúng ta khởi lên những tâm xấu. Tùy vào hoàn cảnh mà mỗi người có một thái độ khác nhau đối để ứng xử, nhưng tựu chung lại chúng ta đều vô tình để tâm xấu dẫn dắt. Một khi để cho những cảm xúc (ghen gét, đố kị, buồn, chán, vui, phẫn nộ,…)  dẫn chúng ta đi, sẽ không tránh khỏi khởi tâm ác, niệm ác.

Vậy những tâm ác, niệm ác đó là gì? Bất cứ người tu hành, người Phật tử nào cũng nên buông bỏ những tâm ác sau đây, có vậy mới mau chóng tinh tấn, niệm phất Nhất tâm bất loạn.

1, Tham: tham lam, tham luyến, lòng ham muốn vô độ (từ vô minh)

2, Sân: giận hờn, căm giận, thường làm cho người sân hận có nét mặt cau có, khó gần, phàm khi cất lên tiếng nói khiến người khác thấy khó tiếp nhận (từ nghiệp ác hạnh)

3, Si: say mê, mê đắm, bới một điều gì đó hoặc ai đó khiên tâm hồn mụ mị.

4, Ngã mạn: tự kiêu, tự đại, em thường chúng sinh, tự cho mình giỏi (gây ra ác nghiệp)

5, Nghi: Nghi kị người khác, thường quá đề phòng, nghi ngờ chánh pháp dễ dẫn đến khinh nhờn

6, Vô minh: Căn lành bị si ám, ái dục sâu nặng.không giác tỉnh.[vô minh]

7, Phẫn: tức giận, cáu giận, phẫn nộ, bực dọc, hầm hầm, làm xấu đi hình tướng, tướng đoan nghiêm khó giữ.

8, Hận: Oán hận, di hận, thù ghét, oan tình hận, hậm hực, tức hận, tức tối, bồi đắp cho tâm phẫn nộ mà ra.

9, Phú: Che dấu, phản phúc, ghét ngầm, âm thầm thù oán.[tham si làm thể]

10,Cuống: mê hoặc, dừa dối người khác, thủ đoạn

11, Siểm: nịnh nọt, bợ đỡ, dễ sinh tâm ám hại hoặc hèn nhát

12, Kiêu: Kiêu căn, kên kiệu, phách lối, ỷ lại, hợm hỉnh, ngang ngược

13, Não: bực tức, cáu, cau có, buồn phiền, ray rức, xốn xan, khó chịu.[sân nhuế]

14, Hại: hiểm ác, hãm hại, độc địa, độc hại, lập tâm xấu, gây thương tổn.

15, Tật: Căm ghét, đố kị, ganh tị, thù vặt, xoi bói, vu khống.[sân nhuế]

16, Xan: Keo kiệt, bủn xỉn, gian lận, rít rắm,bỏn sẻn.[tham ái]

17, Tàm: Thẹn, không biết xấu hổ, lỳ lợm, ngổ ngáo.[ác nghiệp]

18,Quý: vô lương tâm, không biết thẹn thùng, trở mặt, hồ đồ.[ác hạnh]

19, Bất Tín: không tin Tam Bảo, Chánh pháp, tính si ám.[uế tâm]

20, Giãi đãi: biếng nhác, hư hỏng, lười nhác, ỏng ẹo, co ro.[thối tâm]

21,Phóng dật: buông lung, phóng túng, ngu xuẩn, tệ hại.[tham,sân,si]

22, Hôn trầm: mê muội, lừ đừ, không tĩnh táo.[bất định]

23, Trạo Cử: Cựa quậy, lăn xăn, thô tháo, không nghiêm chỉnh, lấc cấc.[bất khinh an]

24, Thất niệm: nghĩ bậy, vọng tưởng, loạn tâm, mất chánh niệm.[si ám]

25, Bất Chánh Tri: Hiểu biết sai lạc, tà tri kiến, biết không đúng.[hủy phạm]

26, Tán loạn” trí óc rối ren, không chánh niệm, rối loạn.[ác tuệ]

27, Thùy miêm: thèm ngủ, mê ngủ, chướng ngại sự tu hành, ủ rũ.[chướng quán]

(Bài viết có tham khảo thông tin trên internet)

Duy Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm