Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/12/2022, 21:51 PM

Có hướng sống "Tạo tác để trở về" không?

Con xin tóm lại câu hỏi: Con muốn sống theo tinh thần "Huyền Không" thì theo hướng sống "Tạo tác để trở về" như vậy có sai lệch không ạ?

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Cho con xin cúi đầu đảnh lễ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy ạ.
Kính bạch Thầy, con có nghe trong bài Pháp Thoại nào đó thầy có chia sẻ rằng: Có 2 hướng sống.
1 là tạo tác để trở thành, 2 là buông xả để trở về. Đến bây giờ còn vẫn thường soi sáng và chiêm nghiệm bản thân.
Con phát hiện có 1 hướng nữa là: "Tạo tác để trở về". Bởi vì con chưa rõ ràng, thông suốt về hướng này. Mong thầy từ bi chỉ dạy giúp con với ạ.
Có phải một người sau khi nắm rõ hướng: "Buông xả để trở về". Nhưng còn do nhân duyên, phát nguyện trong quá khứ, mức độ dích mắc và nhiều yếu tố khó giải thích... Mà một người vẫn phải tạo tác, lăng xăng khi thì với thái độ buông bỏ, khi thì còn dính mắc.
Nhiều lúc biết rằng tạo tác là khổ, nhưng họ vẫn làm vì lợi ích cho người khác.
Đấy có phải hướng của Bồ Tát đúng không ạ?
Chính những tạo tác đó tạo ra luân hồi, sinh tử. Nhưng lại chính nó lại giúp tăng trưởng trí tuệ phân tích và hiểu biết nhiều mặt của cuộc sống.
Có phải theo hướng này thì dần sáng rõ tinh thần "Huyền Không" mà thầy chia sẻ phải không ạ?
Và cũng là thực hành câu: "Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu..."
Có như vậy thì mới dần dần "Đối cảnh vô tâm" được, phải không Thầy?
Con mong rằng Thầy có nhiều sức khoẻ, để những người như chúng con được nương tựa.
Con cảm ơn Thầy ạ!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Vẫn chỉ hai hướng như thầy đã nói. Lão tử cũng nói; "Theo hướng tạo tác thì ngày càng thêm lên, theo hướng đạo vô vi thì ngày càng bớt đi". Đức Phật cũng nói hướng giác ngộ là "nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí giác ngộ Niết-bàn" theo "hạnh đoạn giảm". Vì mục đích của giác ngộ giải thoát là "thoát ly khỏi sinh-hữu-tác-thành".

Hướng thứ ba mà con nói chính hướng thứ nhất biết hồi đầu sau khi mải mê theo lý tưởng cao siêu "tạo tác để trở thành" cho đến khi nhận ra rằng mình bị Bà-la-môn lừa theo ý đồ "tiểu ngã trở thành đại ngã" nên "buông bỏ gánh nặng" xuống, quay về hướng thứ hai như "hạnh đoạn giảm" đức Phật dạy, hay "vi đạo nhật tổn" như Lão Tử đã nói.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 15/11/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?

Sinh diệt và nhân quả là nói trên hình tướng thôi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:06 15/11/2024

Trước đây, Thầy có dạy về “sự vận hành kỳ lạ và năng lực vô ngã bất tận của pháp”. Quan sát một thời gian con thấy sự vận hành của pháp không thể vượt ra ngoài luật nhân quả và không bị ảnh hưởng nhiều bởi toan tính của ý thức. 

Chân thành trở về trọn vẹn biết chính mình

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:04 14/11/2024

Thưa Thầy, không cần đọc sách mà chỉ cần đọc chính mình thì sẽ thấy ra mọi quy luật vận hành của vũ trụ có đúng không ạ?

Sự hoàn hảo của pháp

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:45 12/11/2024

Kính thưa Thầy, xin thầy cho con vài thí dụ tốt - xấu trong bản chất của thực tánh chân đế.

Xem thêm