Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/11/2023, 19:00 PM

Có lòng tham sẽ không thành tựu được gì!

Chớ nên khởi tâm tham cầu, tham cảm ứng, vì đó là chuyện mơ mộng, như đi trong cõi mịt mờ và cũng đừng nên tự dối gạt mình. Nếu như không nhận rõ được mục tiêu, bỏ gốc lấy ngọn, là quý vị lãng phí thời gian quý báu của mình mà chẳng được gì, sau có hối hận cũng đã trễ mất!

Người tu hành nên trong sạch như con mắt của mình, không thể dung chứa dù chỉ một hạt cát. Ví như trong mắt quý vị có hạt cát, nhất định quý vị rất khó chịu và lo tìm cách để lấy nó ra ngay. Nếu không, cả thân tâm quý vị cũng chẳng sao yên được. Tu đạo cũng giống như thế. Hạt cát đó là gì? Là lòng tham. Có lòng tham thì mọi việc sẽ bắt đầu biến đổi. Bản lai vốn trong sạch, nhưng một khi trong đầu có ý tham, tức khởi động tác dụng hóa học, biến nước trong sạch thành nước dơ. Như vậy đã không có lợi cho người, trái lại còn hại cho mình nữa.

Người tu hành hễ có một phần thành tâm là có một phần thành tựu và cảm ứng, có mười phần thành tâm, sẽ có mười phần thành tựu và cảm ứng. Khi có được thành tựu và cảm ứng rồi, chúng ta không nên chấp chứa ở trong tâm. Vì là "Ưng Vô Sở Trụ" nên chúng ta hãy quên phức nó đi. Mục đích chủ yếu tu đạo của chúng ta là vì muốn liễu sanh thoát tử, chứ không phải vì cầu cảm ứng.

Chúng ta tu hành thì không nên có ý đồ, như cầu được thành tựu, muốn được cảm ứng, vì đó là điều sai lầm to lớn. Mọi người nên hiểu cho rõ về điểm nầy. Nếu quý vị chuyên tâm nhất chí tu hành, khi công phu đến mức thành thục rồi, tự nhiên quý vị sẽ được thành tựu và cảm ứng. Nhưng nếu tu hành mà có ý đồ, quý vị vĩnh viễn sẽ không thành đạt gì và cũng không có cảm ứng chi.

Đức Phật đã dạy như thế nào về lòng tham ái của con người?

01

Như câu nói: "Có tâm là vọng tưởng, vô tâm là cảm ứng". Cảm ứng thì có thể hy vọng, nhưng không nên cầu xin.

Người tu hành nên: "Chỉ hỏi chuyện cày bừa, chứ không hỏi việc thu hoạch". Bất luận làm việc gì, chúng ta cũng nên tận lực làm và đừng màng đến kết quả sẽ ra sao. Dù như thế nào, mình cũng nên quang minh chánh đại, điểm xuất phát là chỉ vì công chứ không vì tư, không có tâm ích kỷ riêng tư khi làm việc và không tính toán lo rầu về chuyện thành hay bại. Khi làm việc cho công chúng, chúng ta cũng nên như vậy. Chúng ta không nên lo sợ, giống như phía trước đang có sói, còn phía sau thì có cọp. Vì nếu có chuyện xảy ra, ai cũng không dám đứng ra gánh vác, rồi xô đẩy trách nhiệm cho nhau. Chuyện nhỏ mà như vậy, còn chuyện lớn thì cứ suy ra thì sẽ biết.

Đừng có vọng tưởng như người ngu, là không đi học mà muốn được bằng Tiến sĩ; không trồng trọt mà muốn thu hoạch ngũ cốc; không mua vé đua ngựa mà đòi trúng giải nhất. Đâu có chuyện tiện lợi vậy. Như mùa xuân quý vị phải lo gieo giống, cày cấy, tưới nước, bón phân, thì đến mùa thu mới có thâu hoạch được. Cho nên nói: "Một phần cày bừa, được một phần thâu hoạch", là đạo lý tự nhiên thôi!

Quý vị hãy chú ý, chớ nên khởi tâm tham cầu, tham thành tựu, tham cảm ứng, vì đó là chuyện mơ mộng, như đi trong cõi mịt mờ và cũng đừng nên tự dối gạt mình. Nếu như không nhận rõ được mục tiêu, bỏ gốc lấy ngọn, là quý vị lãng phí thời gian quý báu của mình mà chẳng được gì, sau có hối hận cũng đã trễ mất!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Xem thêm