Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/01/2024, 07:02 AM

“Con chó thân mến”

Thời còn trẻ, Patrul Rinpoche là học trò của nhiều đại sư nổi tiếng vào thế kỷ 19. Vị thượng tọa Gyaway Nyugu vừa chỉ dạy cho Patrul về Phật tính ẩn náu bên trong thì Patrul gặp đại sư Doe Khyentse.

Đây là một vị sư có tính tình kỳ cục và lần đó đã chận cửa khôngcho Patrul vào thăm một người bạn.

‘Ê, hộ pháp vĩ đại kia, ngươi biết ta là ai không?,’ Doe Khyentse châm chọc. Patrul đã nghe danh ông sư kỳ quái này rồi. Ông đã từng xách súng qua làng qua xóm, hăm doạ nhiều người, làm người ta giật mình sợ hãi, với mục đích là đánh thức giấc ngủ tâm linh triền miên của con người. “Ngươi hãy tới gần đây, nếu ngươi có gan!”, Doe Khyentse hăm. Patrul tới gần ông sư đáng sợ đó. Doe chụp tóc thắt bím của Patrul, quật ngã sóng soài.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

“Hơi thở của Doe Khyentse có mùi bia. Ông ta đang say, ta không chấp”, Patrul nghĩ thầm. Nhưng Doe Khyentse là người đọc được ý nghĩ của người khác. “Ngươi là kẻ dùng trí, kẻ học rộng biết nhiều, là kẻ ưa thích phân biệt”, ông hét. ‘Bộ ngươi không biết rằng tất cả đều thanh tịnh, tất cả đều hoàn hảo ư, con chó thân mến!’. Ông giơ ngón tay út lên, đối với người Tây Tạng, đó là cử chỉ khinh bỉ nhất, nhổ vào mặt Patrul rồi đi mất.

Ngay lúc đó học trò Patrul bỗng đạt một bước giác ngộ. Trong một tia chớp của tuệ giác, Patrul nhận ra rằng, tâm thức phân biệt của mình vốn không hề rời tâm giác ngộ rực sáng của Phật, vô thủy vô chung là một với thể tánh đó, từ thể tánh đó mà phát ra thiên hình vạn trạng sự vật.

Một niềm an lạc vô biên tràn ngập trong lòng Patrul. Patrul ngồi yên trong bụi cát, nơi mà Doe đã ném huỵch ông xuống đất, để cho mặt trời chiếu rực trên đầu và không cần để ý người qua kẻ lại.

Ngày sau, khi Patrul được tôn thành Rinpoche (cao quý), ngài vẫn thường nhằc lại phương tiện giáo hóa của thầy mình và nói: ‘Nhờ tính bất ngờ vô song và lòng từ bi của đức Khyentse mà một trong những danh hiệu của ta là “con chó thân mến”. Với lòng sở cầu và tâm vô phân biệt, ta đi khắp xứ sở. Tự do như con chó ghẻ lở, chẳng còn ai muốn dạy dỗ”.

Trích cuốn “Sư tử tuyết bờm xanh”, NXB Tổng hợp TP HCM 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm