Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/06/2024, 21:08 PM

Con đường “Trung đạo”

Thái tử Tất-đạt-đa ra đời, thấy được những bất hạnh của cuộc sống nên Ngài bỏ ngai vàng, cung son điện ngọc, vợ đẹp con thơ ra đi tìm đường giải thoát khổ não cho chúng sinh.

Bấy giờ có hai vị đạo sĩ Bà-la-môn nổi tiếng nhất là Alar Kalam và Uddaka Ramputta, Ngài lần lượt tìm đến học đạo, tu tập với từng người nhưng không đạt được giải thoát tối hậu.

Cuối cùng, Ngài đến tu khổ hạnh cùng năm anh em Kiều Trần Như một thời gian, sau đó tách ra tu riêng một mình.

Có hai cách tu khổ hạnh. Cách thứ nhất là tự hành hạ mình. Cách thứ hai là ép xác, hạn chế tối đa thực phẩm, mỗi ngày mỗi ít dần. Ngài chọn cách thứ hai. Dù cách này nhẹ nhàng hơn cách thứ nhất nhưng hậu quả của nó cũng vô cùng thảm hại.

Con đường “Trung đạo” là một trong số giáo lý cốt lõi của Phật giáo, là nền tảng của hệ thống giáo lý đồ sộ sau này. Nó rất giản dị, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng thực hiện được.

Con đường “Trung đạo” là một trong số giáo lý cốt lõi của Phật giáo, là nền tảng của hệ thống giáo lý đồ sộ sau này. Nó rất giản dị, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng thực hiện được.

Sau sáu năm tu khổ hạnh, thân thể Ngài chỉ còn da bọc xương, sức khỏe lụi tàn như ngọn đèn cạn dầu mong manh trước gió và suýt chết nếu không được một người con gái chăn bò tốt bụng, tín tâm dâng cúng bát sữa bò. Tỉnh lại, Ngài thấy sự chọn lựa khổ hạnh là sai lầm nghiêm trọng, chẳng những không tìm ra được đạo mà còn thiệt thân. Ngài bèn bỏ con đường cũ, ăn uống lại bình thường, bước sang con đường mới, thực hiện thiền quán và sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định quán chiếu dưới cội bồ-đề, tìm ra được Đạo.

Sau khi thành đạo, Đức Phật về thăm các vị tu sĩ Bà-la-môn trước kia nhưng hai vị đó đã chết. Ngài bèn đến thăm năm anh em Kiều Trần Như, kể cho họ nghe mọi chuyện xảy ra với Ngài trong thời gian tu khổ hạnh, quá trình tham thiền nhập định, tìm ra được Đạo và giảng cho họ nghe về Đạo của mình.

 Đạo của Phật Thích Ca chủ yếu nói đến Khổ, nguồn gốc sanh ra Khổ và con đường diệt Khổ. Theo Ngài thì mỗi người đều có hai lối sống, một là sống khoái lạc, hai là sống khổ hạnh, tự hành xác mình. Những người sống khoái lạc thường bảo nhau hãy hưởng thụ thả cửa đi kẻo mai không còn sống nữa. Những người sống khổ hạnh thì nói ngược lại, phải diệt tất cả các đòi hỏi vì chúng tạo ra khổ não luân hồi. Ngài bác bỏ cả hai cách sống đó vì chúng đều cực đoan, không tốt cho con người và đề ra cách sống tốt nhất là không thiên bên nào mà phải sống ở chính giữa hai con đường khoái lạc và khổ hạnh gọi là “Trung đạo”.

“Chư Khất sĩ, quý vị nên biết rằng có hai cực đoan mà con người không nên theo. Một là cái thói quen buông thả để bị cuốn hút vào các đam mê quyến rũ, nhất là nhục dục. Đấy là cách tìm kiếm thỏa mãn một cách man rợ, thấp hèn, bất lợi. Cách thứ hai, ngược lại, là khổ hạnh hay tự hành xác, là lối sống đau đớn, thấp kém, bất lợi. Có một lối ở giữa tránh được cả hai cực đoan đó mà quý vị nên biết. Đấy là con đường Trung đạo mà tôi rao giảng đó”, Ngài nói.

Con đường “Trung đạo” không triệt tiêu khoái lạc và khổ hạnh mà kềm hãm, hạn chế tối đa sự thèm khát hoặc ép xác. Mọi người, ai cũng có nhiều thèm khát cháy bỏng dục lạc thế gian, tiền tài danh lợi, sung sướng hạnh phúc. Sau khi trở thành tu sĩ, những thèm khát đó được thay thế bằng khát vọng “thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải”, giải thoát khổ não, chứng đắc Bồ-đề. Hai loại thèm khát này luôn tồn tại trong tâm thức họ, chỉ khác nhau ở chỗ chúng biểu hiện yếu hay mạnh mà thôi.

Còn ép xác, nó không chỉ ép thân thể mà còn ép cả tinh thần. Khi thân thể bị hành hạ, không được ăn uống đầy đủ sẽ ốm o gầy mòn, nhiều bệnh tật thì tinh thần chỉ lo tìm cách chống lại đói khát, đau đớn chứ có thời gian đâu nghĩ và làm chuyện khác? Một thân thể tráng kiện mới có một tinh thần minh mẫn, còn một thân thể yếu đuối bệnh hoạn thì chỉ có một tinh thần bạc nhược u tối mà thôi. Để có thân thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn chỉ có cách duy nhất là không tự hành hạ mình, ăn uống đầy đủ, sinh hoạt bình thường.

Thèm khát và ép xác xuất phát từ vọng tâm, “Vọng tâm sinh khởi thì các pháp đều sinh khởi. Vọng tâm diệt đi thì các pháp đều diệt” (Tổ Mã Minh), cho nên muốn kềm hãm, hạn chế được chúng trước tiên phải chế ngự được vọng tâm.

Đó là những trải nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm quý báu mà Phật Thích Ca đã rút ra được từ bản thân sau thời gian tu khổ hạnh và nhất là sau khi suýt chết rồi được sống lại. Ngài truyền những kinh nghiệm đó cho các vị Tôn giả “Các loại nhục dục đều làm người ta bạc nhược. Tất cả các việc tìm kiếm khoái lạc đều là hèn hạ và thô tục. Nhưng tôi xin nói với chư vị rằng, sự đáp ứng những nhu cầu của đời sống không là việc xấu xa. Giữ thân thể khỏe mạnh là bổn phận đấy, vì nếu không thì quý vị không thể có trí óc mạnh khỏe sáng suốt, và ngọn đèn trí tuệ không thể sáng được”.

Mục đích của con đường “Trung đạo” là giúp mọi người nhận thức được phiền não có đầy dẫy trong cõi đời mà trừ khử vô minh và giải thoát khổ não ra khỏi cuộc sống. Phật khẳng định, “Thật đấy, chư Khất sĩ. Bất cứ một cư sĩ hay tu sĩ nào mà không thấu hiểu được rằng sự khổ đau của đời và cách thoát khỏi chúng là mục đích chính của Đạo, thì theo ý tôi họ không phải là cư sĩ hay tu sĩ. Và suốt đời những ‘ngài cao quý’ ấy chắc cũng sẽ không hiểu nổi ý nghĩa thật của Đạo là gì”.

Phật Thích Ca còn chỉ cho các vị Tôn giả về cách hành đạo của Ngài. Ngoài việc thực hành Tám Thánh đạo, còn phải thực hành cả Giới đạo và Hạnh đạo. Giới đạo với nền tảng là ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nó là năm nguyên tắc căn bản trong cuộc sống để trở thành con người tốt.

Hạnh đạo gồm có: Đạo đức, Từ bi, Bố thí, Xả, Ly, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Chân thật, Quảng đại, Kiên quyết. Đạo đức là tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện, biết xấu hổ khi làm điều sai trái. Từ bi là đem yêu thương đến với mọi người và chia sẻ, giải tỏa khổ đau, bất hạnh của họ. Bố thí là tự nguyện cho đi để giải trừ mọi khổ đau của người nghèo đói và thúc đẩy mọi sự tốt lành. Xả là bình thản, không quan tâm vướng bận với bất cứ thứ gì, tuy nhiên nó hoàn toàn khác với dửng dưng. Ly là xa lìa những dục lạc phàm tục, cần thiết cho những việc vị tha. Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần, không lùi bước trước khó khăn trở ngại. Nhẫn nhục là chịu đựng, khoan dung, không thù hằn oán ghét. Chân thật là đúng như nó là, không sai không khác. Quảng đại là sự tương thân không chỉ giữa con người với con người, mà với tất cả mọi sinh vật. Kiên quyết là chắc dạ vững lòng để đạt được mục đích.

Những phẩm hạnh này phải được thực hiện một cách tuyệt đối chúng mới có ý nghĩa đích thực. Nhưng, để được như vậy, nó đòi hỏi người thực hiện phải có đủ trí tuệ, không đủ trí tuệ họ sẽ nghĩ và làm sai lệch hoặc mù quáng. Ngoài trí tuệ, Phật còn nhấn mạnh việc thực hiện Đạo hạnh cần phải đi đôi với Bát-nhã nữa. Bát-nhã hay Bát-nhã Ba-la-mật nghĩa là “Trí tuệ rốt ráo”, là sáng suốt thông minh và hiểu biết tuyệt đỉnh, Phật nói về ích lợi của nó, “Ngoài ra còn có lý do nữa cho sự cần thiết của Bát-nhã Ba-la-mật. Ta phải lập hạnh Bố thí. Nhưng nếu không có Bát-nhã thì việc bố thí đó có thể thành phản tác dụng. Ta phải thực hành hạnh Từ bi. Nhưng không có sự sáng suốt thì lòng từ bi đó dần dà có thể chiêu dưỡng tính xấu”.

Năm anh em Kiều Trần Như hết lời ca ngợi, tán dương Ngài và Đạo của Ngài, “Trước nay chưa có minh sư của một tôn giáo nào dạy rằng căn bản chân chính của Đạo là việc nhận thức được sự khổ đau của nhân loại. Và chưa bao giờ có một vị minh sư nào dạy rằng diệt khổ là mục đích chính của Đạo như Ngài dạy. Chưa bao giờ một phương pháp cứu rỗi lại được đề ra một cách thật giản dị, không có yếu tố siêu nhiên và siêu nhân. Một Đạo pháp thật độc lập, hay có thể nói là thật đối nghịch với những pháp thông thường khác hay đặt trọng tâm vào linh hồn, vào thượng đế và vào cuộc đời sau khi chết, như phương pháp này.

Trước nay thế gian chưa bao giờ có một Đạo nào không dính dáng gì đến thiên khải, tiên tri huyền bí; mà các điều răn dạy của Đạo đều xuất phát từ các nhu cầu cuộc sống của con người, chứ không từ những cấm điều của thần thánh; như Đạo này. Chưa bao giờ mà sự giải thoát được hình thành từ ân huệ hạnh phúc do con người tự đạt được trong đời này, ở cõi này, bằng lối sống chân chính, đạo đức của bản thân như vậy”.

Tóm lại, con đường “Trung đạo” là một trong số giáo lý cốt lõi của Phật giáo, là nền tảng của hệ thống giáo lý đồ sộ sau này. Nó rất giản dị, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng thực hiện được.

Tuy nhiên, Phật lại dạy rằng, sau khi nghe bất cứ giáo lý nào của Ngài, chúng ta chớ vội tin ngay, làm theo ngay mà hãy dùng trí tuệ suy xét thật kỹ trước khi thực hiện (văn, tư, tu). Bởi vì, trí tuệ và từ bi là hai trụ cột chính nâng đỡ ngôi nhà Phật giáo, nếu không có nó, ngôi nhà đồ sộ đó làm sao đứng vững và tồn tại hơn 2.500 năm nay trước nhiều phong ba bão táp? Cho nên, bất cứ việc làm nào không có sự tham gia của trí tuệ, nó sẽ trở thành việc xấu hoặc mù quáng, nó sẽ trở thành cái màn vô minh làm mờ Chánh kiến, không phát huy được chánh tín, sa đà vào con đường mê tín, không hiểu được ý nghĩa chân thật của Đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm