Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Con người có “đời trước” có “ đời sau”

"Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị", muốn biết quả báo đời sau của ta ra sao thì ngay đời này xem tư tưởng, ngôn, hạnh của chúng ta. Đây là tạo tác. Tạo nhân thì đời sau chịu quả báo.

Ở trên Kinh Phật nói được rõ ràng: "Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị", ta đời trước làm những gì thì ngay đời này ta trải qua. Đây là quả báo. Có quả ắt có nhân. "Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị", muốn biết quả báo đời sau của ta ra sao thì ngay đời này xem tư tưởng, ngôn, hạnh của chúng ta. Đây là tạo tác. Tạo nhân thì đời sau chịu quả báo.

Cho nên chân thật là người thông minh, chân thật là người có trí tuệ, biết được nhân sanh ngắn ngủi, nhất định phải nắm lấy cơ duyên làm việc tốt. Đây là người thông minh đệ nhất thế gian. Làm việc tốt thì tương lai có quả báo tốt. Không cần nói quả báo quá cao, chúng ta sanh đến trời Dục Giới, sanh đến trời Đao Lợi, đây không cao, một ngày của trời Đao Lợi bằng một trăm năm ở nhân gian chúng ta, thọ mạng là một ngàn tuổi.

Bạn nói xem, phước báo đó, nhân gian chúng ta làm sao bì được? Nhân gian sống 100 tuổi là hết mức, trời Đao Lợi chỉ mới một ngày. Càng hướng lên trên phước báo càng lớn. Cho nên mục tiêu của tất cả tôn giáo đều là lên trời, điều này là có đạo lý. Chúng ta tại sao không ở ngay trong mấy mươi năm ngắn ngủi này, tranh thủ cơ hội sanh thiên?

Cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thọ mạng dài, không cách gì tính đếm được, cho nên gọi là Vô Lượng Thọ.

Cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thọ mạng dài, không cách gì tính đếm được, cho nên gọi là Vô Lượng Thọ.

Người càng thông minh, vậy còn cần phải có duyên phận. Nhân duyên thù thắng hy hữu không gì bằng là gặp được pháp môn Tịnh Độ Phật dạy. Việc này rất khó được. Cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thọ mạng dài, không cách gì tính đếm được, cho nên gọi là Vô Lượng Thọ.

Có người hoài nghi là Vô Lượng Thọ của Thế giới Tây Phương Cực Lạc vẫn là có lượng, có lượng thì phải làm sao? Không muốn đi nữa. Xin nói với các bạn, khi vãng sanh thì có lượng, vì sao vậy? Bạn sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cõi Phương Tiện Hữu Dư là có lượng, đến khi bạn nâng cấp đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm thì chân thật là vô lượng. Cõi Đồng Cư, cõi Phương Tiện là vô lượng của hữu lượng, cõi Thật Báo là vô lượng của vô lượng. Cõi Thật Báo, trong Đại Thừa nói rất nhiều, bạn chứng được báo thân rồi, báo thân thì hữu thỉ vô chung. Trong cõi Đồng Cư, trong cõi Phương Tiện, cái thân này có thỉ có chung, thế nhưng trong cõi Thật Báo thì có thỉ vô chung.

Nếu như bạn không thích cõi Phương Tiện Hữu Dư, cõi Phương Tiện Hữu Dư vẫn là có thỉ có chung, vậy bạn cầu cõi Thật Báo thì tốt, bạn cần phải gắng sức dụng công. Cõi Thật Báo phải niệm đến lý nhất tâm bất loạn. Cho nên có rất nhiều người, ngay đến tình hình trong cõi Tịnh Độ không hề làm cho rõ ràng, không hề làm cho tường tận, ở nơi đó hoài nghi, mà nghi là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, vậy làm sao có thể thành tựu? Chân thật phải làm cho rõ ràng.

Thế giới Cực Lạc cùng các cõi khác của chư Phật không như nhau. Các cõi nước chư Phật khác, cõi Đồng Cư, cõi Phương Tiện đích thực thọ mạng là có lượng. Thế giới Tây Phương Cực Lạc, bốn độ là bình đẳng, bốn độ là đồng thời tồn tại, bốn độ là không có chướng ngại. Đây là siêu thắng không gì bằng của Tây Phương Tịnh Độ, siêu việt cõi nước chư Phật.

Không làm cho rõ ràng, không làm cho tường tận, tùy tiện nghị luận, phá hoại lòng tin của người khác, lỗi lầm này sẽ rất nặng. Người xưa thường nói: "Thà làm động nước trăm sông, chứ không làm động tâm người tu niệm". Bạn phá hoại đi tín tâm của một người chân thật muốn cầu sanh Tịnh Độ, vậy còn gì bằng không? Đây là đoạn pháp thân huệ mạng của người khác, lỗi lầm này rất sâu rất nặng.

Chúng ta chỉ xem hiện tiền, có rất nhiều đạo tràng niệm Phật, các đồng tu niệm Phật vãng sanh đã làm kiến chứng cho chúng ta, làm chứng minh cho chúng ta niệm Phật vãng sanh là thật, không phải giả. Mấy năm gần đây, ở Cư Sĩ Lâm Singapore, những lão đồng tu vãng sanh, chúng ta đều thấy được tướng lạ, rất nhiều người biết trước giờ ra đi, trong số đó có rất nhiều người tiếp nhận đề nghị của cư sĩ Lý Mộc Nguyên, nói với họ vào lúc nào thì vãng sanh, họ liền chọn lấy thời điểm đó. Loại công phu này không phải là ngẫu nhiên.

Những lão Bồ Tát này vãng sanh, nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên, sau khi họ đi rồi, hậu sự nhờ ông lo liệu. Mộc Nguyên liền nói với họ: “Vào lúc đó tôi phải đi ra nước ngoài tham học, vậy bà nhất định phải vãng sanh trước khi tôi đi, không làm lỡ hành trình của tôi”. Họ liền chọn ngày vãng sanh vào trước mấy ngày hành trình của ông, có nhiều vị thật có bản lĩnh này. Đây không phải giả, việc này chúng ta ở nơi đây chính mắt xem thấy.

Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn còn rất nhiều vướng bận trong lòng, vậy không phải là nỗ lực. Nỗ lực là thảy đều buông xả.

Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn còn rất nhiều vướng bận trong lòng, vậy không phải là nỗ lực. Nỗ lực là thảy đều buông xả.

Điều kiện vãng sanh, trên Kinh nói được rất rõ ràng là “Tín-Nguyện-Hạnh”, chân tín thiết nguyện, nỗ lực mà niệm Phật. Thế nào gọi là nỗ lực? Vạn duyên buông xả mới gọi là nỗ lực. Một mặt niệm Phật, một mặt vẫn còn rất nhiều vướng bận trong lòng, vậy không phải là nỗ lực. Nỗ lực là thảy đều buông xả.

Thảy đều buông xả rồi, có chướng ngại công việc không? Không chướng ngại công việc. Công việc vẫn làm bình thường, nhưng quyết không để ở trong tâm, cho nên công việc cũng có thể làm được rất tốt, làm rất nỗ lực, rất có trách nhiệm. Sau khi làm xong, trong tâm chỉ là A Di Đà Phật, sẽ không đem những sự việc này để vào trong tâm, biến thành vọng tưởng, biến thành tạp niệm, biến thành chướng ngại, cho nên xen tạp chính là chướng ngại. Xen tạp không phải nói khi bạn niệm Phật xen tạp ý niệm, mà khi không niệm Phật, những sự việc vướng bận trong lòng một đống thì vẫn là xen tạp, tâm của bạn không thanh tịnh. Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh.

Cho nên nhất định phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, trong giao tiếp qua lại, không đem những việc lặt vặt này để ở trong tâm, việc gì cũng làm, không có chướng ngại. Trên "Kinh Hoa Nghiêm" nói “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Muốn làm đến được vô ngại, không để ở trong tâm thì vô ngại, để ở trong tâm thì chướng ngại, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, chỉ có Thế giới Cực Lạc, chỉ có những lời giáo huấn trên Kinh điển dạy cho chúng ta, chúng ta y giáo phụng hành.

Sự việc này, việc của người nào người đó làm. Bạn chân thật làm, người khác có chướng ngại bạn được hay không? Không thể chướng ngại được, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Không hề có việc người khác chướng ngại chúng ta. Tâm của bạn phan duyên cảnh giới bên ngoài, cảnh giới bên ngoài mới có thể chướng ngại bạn.

Tâm của bạn không phan duyên ngoại cảnh, đối với tất cả ngoại cảnh tùy duyên mà không phan duyên, cảnh giới bên ngoài không có chướng ngại đối với bạn. Cho nên sự việc này, chướng ngại là ở chính mình, không thể trách cảnh giới bên ngoài. Chúng ta nhất định phải hiểu được. Người nào có thể được Bồ Tát, A Di Đà Phật từ bi bảo hộ, khiến tâm không loạn, chúng ta phải nghĩ xem, sau đó bạn liền biết được làm thế nào mà cầu.

Trích Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Nghiên cứu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Nghiên cứu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Nghiên cứu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Nghiên cứu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm