‘Bí ẩn’ về hoa cúc trên tượng Kinnari và đầu tượng tiên nữ ở chùa Phật Tích
Trong thơ văn Lý - Trần, vua Trần Minh Tông thừa nhận: Khi vịnh về hoa cúc thì có thể nghiêng bầu chuốc chén. Còn nhà sư Huyền Quang cho rằng, trong các loài hoa thì hoa cúc trội hơn một bậc (Nguyễn Du Chi, Hoa văn Việt Nam).
Thực tế đã cho thấy các loại hoa nói chung, thường chỉ được nói đến trong phạm vi liên quan đến văn hóa, còn ở tầm liên quan đến cả văn hóa và lịch sử thì phải nói rằng đó là hoa cúc. Điều đó đã được chứng minh bằng những phát hiện trong thời gian gần đây, cụ thể là hình tượng loại hoa này được các triều đại quân chủ ở nước ta sử dụng cho nhiều vấn đề trọng đại.
Như ở triều Nguyễn, hoa cúc đã bao phủ lên toàn bộ hệ thống mũ miện, rồi được khắc họa trên tiền thưởng, huân chương Đại Nam Long Tinh, làm hiệu đề cho đồ pháp lam, đặc biệt là vua Minh Mạng đã chọn các chữ có trong bộ 日 (nhật: mặt trời = hoa cúc) làm “tự danh” truyền đời cho các vua về sau lên nối ngôi, rồi còn liên quan đến trong đời sống xã hội thời xưa và cả thời nay như tục cắt bỏ cúc áo của người chết.
Không những thế, hoa cúc ngày nay còn được người dân dùng làm hoa cúng phổ biến hơn tất cả các loại hoa, như là các ngày giỗ, ngày rằm, trên bàn thờ những ngày Tết, nhất là những ngày khai trương làm ăn… đều có sự hiện diện của loài hoa này.
Sự độc đáo của một loài hoa xuất hiện nhiều trên các di tích, di vật cổ
Thực ra, từ khi phát hiện sự liên quan giữa hoa cúc với vương triều Nguyễn, qua nghiên cứu truy ngược về các triều đại trước cho thấy hình tượng của loại hoa này cũng được sử dụng rất nhiều và phong phú.
Thời Lý - Trần, trên các di tích, di vật và nhất là trên các đồ gốm, hoa cúc được thể hiện rất phổ biến, nhưng điển hình thì phải kể đến hai bảo vật quốc gia là bộ đĩa vàng và hộp vàng. Còn hoa cúc trong thơ văn thì điều đáng nói là các tác giả là các nhà vua, nhà sư, như đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Du Chi nói đến trong tác phẩm Hoa văn Việt Nam của mình.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hoa cúc còn được trang trí trên mũ, như ở bức tượng Kinnari và đầu tượng tiên nữ ở chùa Phật Tích hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Qua xem xét cho thấy tại đầu của hai tượng, thoạt nhìn cứ ngỡ tưởng rằng đó là một kiểu tóc được búi rất kiểu cách và cầu kỳ rồi trang điểm bằng cách cài lên những bông hoa, bởi các đường sống nổi nhỏ lượn mềm mại trông như những gợn tóc được chải chuốt kỹ lưỡng, thế nhưng phía sau đầu tượng lại có tấm che gáy rủ tới vai, và trên miếng che có một hoa phía sau tai như ở tượng Kinnari, và với đặc điểm này thì không còn nghi ngờ gì: đây chính là mũ.
Còn các sống nổi cho thấy được tạo với hình thức đăng đối là kiểu thức hoa văn trang trí, đồng thời cũng là tạo độ cứng cáp cho mũ. Mũ gồm có chỏm mũ phía trên để chứa búi tóc, vòm mũ phía dưới được bao chụp quanh đầu.
Về trang trí, cũng là quy luật với trục trung tâm và đối xứng ở hai bên, như mũ ở đầu tượng tiên nữ cho thấy tâm giữa của mặt chính diện là 3 hoa được trang trí trên dưới theo trục thẳng (chỏm mũ 2, trán mũ 1), còn hai bên là các hoa đối xứng.
Đặc điểm của hoa ở mũ đầu tượng tiên nữ là có nhiều cánh nhỏ, dài, đây có lẽ là các dấu hiệu mà nghệ nhân đã thể hiện về hoa cúc đại đóa. Còn hoa ở chiếc mũ ở tượng Kinnari cho thấy cũng có nhiều cánh nhỏ và rất giống với hoa cúc có bố cục theo kiểu nhìn chính diện thể hiện ở chùa Long Đọi thuộc di tích thời Lý thuộc tỉnh Hà Nam (Nguyễn Du Chi, Hoa văn Việt Nam, tr.235) nhưng có lẽ là loại cúc đồng tiền.
Nhìn chung hai mũ ở đây có thể gọi là mũ hoa.Thời Lê Sơ trên đồ gốm hoa cúc còn được thể hiện rất đa dạng và phong phú ở rất nhiều loại hình, một tiêu biểu cần được nói đến là bức tượng nữ quý tộc (thuộc dòng gốm hoa lam thế kỷ 15) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Nguồn: Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm