Mười công đức khi tu học theo Kinh Pháp Hoa
Học tu theo kinh Pháp Hoa giúp chúng ta sống an vui hạnh phúc và thăng tiến cả đời sống vật chất và tâm linh.
Công đức thứ nhất: Chuyển khổ đau thành hạnh phúc.
Khi học tu theo kinh, tâm nương được với kinh và Phật, công đức lành sanh ra. Những sự ngăn che của phàm phu tự tan biến, sáu căn trở thành thanh tịnh. Tất cả phiền não trước kia tác hại hành giả bao nhiêu, nay đều chuyển thành phương tiện tốt để hành đạo.
Công đức thứ hai: Tu một pháp thông tất cả pháp.
Theo ngài Trí Giả, từ Phật giới quan sát tất cả pháp Phật dạy xuống đến tận cùng chín loài thế giới khác đều không chướng ngại. Khởi đầu, Phật nói pháp Tứ đế cho năm anh em Kiều Trần Như và các ông tiếp nhận được dễ dàng. Pháp này là tư nghì sanh diệt Tứ đế, không phải là pháp chân thật; vì có thể tu và hiểu bằng tri thức phàm phu.
Công đức thứ ba: Hành giả còn phiền não vẫn được tự tại trong ba cõi.
Khi thông được tất cả pháp, hành giả qua lại ba cõi, xuống lên chín đường hoàn toàn không chướng ngại, không ô nhiễm. Mặc dù còn mang thân ngũ ấm, nhưng đã liên hệ được với chư Phật một cách tương tục, nên ra vào sanh tử tự do, từ Bồ tát giới đến địa ngục giới, tùy ý thay đổi sắc thân. Bấy giờ, hành giả đủ tư cách đảm nhiệm sứ mệnh mà Phật giao phó. Dù ở trong Nhà lửa vẫn an nhiên tự tại đưa mọi người về thế giới Cực Lạc. Đây là tư thế của Bồ tát ở Ta bà để trợ hóa cho Phật, tương đương với Bồ tát đệ Tam địa.
Công đức thứ tư: Chưa độ mình mà có thể độ người.
Tuy còn thân phàm phu vẫn làm bạn được với Bồ tát mười phương. Cũng như trường hợp Huệ Tư Thiền sư lập giới đàn vô tướng để đưa Trí Giả đến thế giới chư Phật, tham dự vào Bồ tát học xứ, ngang hàng với Bồ tát hành đạo trong mười phương.
Dù chỉ mới phát tâm Bồ đề, hành giả cũng được coi là Pháp vương tử, cha là Phật, mẹ là kinh Pháp Hoa. Bồ Tát mới phát tâm được ví như hoàng tử, dù còn nằm nôi vẫn được thần dân kính nể và làm bạn với các con vua khác.
Công đức thứ năm: Tuy còn phiền não mà làm việc như có thần thông.
Trì kinh Pháp Hoa đạt được bốn điều công đức nói trên, hành giả tuy còn phiền não, trông vào thực tầm thường, nhưng làm được việc phi thường. Đó là Bồ tát nội bí ngoại hiện, bề ngoài thị hiện thân phàm phu, Thanh văn, mà bên trong đầy đủ thần thông, độ được vô số chúng sanh. Việc làm của họ vượt ngoài sự thấy biết của phàm phu.
Họ hành đạo dưới dạng tâm chơn như, tác động cho người mà chính người này cũng không hay biết. Kinh ví họ như Long cung thái tử, mới sanh bảy ngày đã có thể làm mây nổi lên và mưa tuôn xuống. Hành giả ở giai đoạn này ngang với Bồ tát đệ Ngũ địa.
Thiền sư Phổ Minh - Tấm gương sáng ngời cho các hành giả Pháp Hoa
Công đức thứ sáu: Tuy còn phàm phu mà làm cho người dứt phiền não.
Hành giả còn đủ phiền não ràng buộc, nhưng đã là bóng mát nương tựa cho chúng sanh. Những tâm hồn đau khổ tuyệt vọng đến độ có thể tan thân mất mạng, nếu đến với hành giả đều được bình ổn. Thậm chí chỉ nghe tên, hoặc chỉ nghĩ đến hành giả, cũng nhận được sự an lành.n với các con vua khác.
Công đức thứ bảy: Tự nhiên được Ba la mật và các thần thông.
Đồ chúng của Phật như ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, v.v… theo Phật từ ban đầu, gia công tu hành ba mươi bảy Trợ đạo phẩm chứng Diệt đế Niết bàn.
Nay hành giả Pháp Hoa không tu ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà tự nhiên các Trợ đạo phẩm đều thành tựu. Thật vậy, hành giả không cần phải trải qua nhiều kiếp để tu pháp đoạn dục khử ái, chỉ nhứt tâm thọ trì kinh Pháp Hoa, thì tự động nhàm chán mọi đắm say dục lạc thế gian. Hoặc hành giả không tu Bát Chánh đạo, pháp này cũng tự thành tựu; vì trong một niệm tâm thanh tịnh tương ưng với kinh, thấy đúng như thực, không còn tà dại. Chẳng những ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà cả sáu pháp Ba la mật, hành giả cũng không tu, nhưng tự nhiên chứng được.
Công đức thứ tám: Những người chống trái trở thành thuận hòa.
Hành giả có khả năng làm cho người phát tâm Bồ đề. Người đến với hành giả thực sự không phát tâm, nhưng nhờ nương công đức kinh, hành giả chuyển đổi được họ.Bồ tát sơ tâm khởi một niệm thanh tịnh duyên với kinh, sẽ khơi dậy tâm Bồ đề cho ngườikhác; nhưng niệm sau không thanh tịnh, nênkhông trưởng dưỡng được Bồ đề tâm này một cách liên tục. Ngược lại, các vị Bồ tát lớn thanh tịnh miên viễn, công đức tròn đầy, bất cứ lúc nào nghĩ tưởngđến các ngài, chúng sanh đều được thanh tịnh.
Công đức thứ chín: Túc nghiệp dứt, được nhạo thuyết biện tài, chứng được Đà la ni.
Đến giai đoạn này, những nghiệp còn lại nhứt thời đều tan hoại và hành giả được nhạo thuyết biện tài, chứng được Đà la ni, tương đương với Bồ tát Cửu địa. Bấy giờ hành giả thông suốt mọi vấn đề không cần phải học. Đắc được pháp này, tuy còn ở địa vị phàm phu, đã phân thân đi giáo hóa khắp thế giới, thậm chí dạy cả loài thú tu hành. Hành giả thuyết pháp, khuyên dạy dưới dạng con người thứ hai, nên chính hành giả cũng không biết. Vì vậy, mà từ loài người đến loài cầm thú cảm ơn giáo hóa, kéo đến quy ngưỡng.
Công đức thứ mười: Phàm phu thân hành Bồ tát đạo.
Sử dụng được công đức thứ mười, hành giả tương đương với Bồ tát Đẳng giác, tuy còn ở chốn phàm phu đã phát được a tăng kỳ thệ nguyện. Tình thương của hành giả bằng với Quan Âm, phổ cập đến muôn loài mọi giới, nhứt thời đầy đủ mười hạnh nguyện của Phổ Hiền. Nương công đức kinh, hành giả giáo hóa được khắp mười phương; nhưng một niệm vọng động khởi lên, liền rớt trở lại thế giới phàm phu. Tuy nhiên, hành giả vẫn nhận được công đức từ các thế giới kia gởi về, nghĩa là bị đọa mà vẫn tu được.
Mười công đức nói trên được Đức Phật xác định chỉ có Bồ tát nhân gian mới sử dụng được. Bồ tát nhân gian là Bồ tát vì thương chúng sanh trở lại cõi Ta bà để hóa độ. Các ngài thọ ngũ ấm thân, nên bên ngoài vẫn có phiền não trần lao như mọi người, còn bị nghiệp tập quán chi phối, nhưng bên trong hoàn toàn thanh tịnh. Khi thọ trì kinh, trong ngoài đều thanh tịnh, đương nhiên phá được bức màn vô minh thông từ trong ra ngoài và lúc trở lại tư thế phàm phu, các ngài vẫn thanh tịnh. Học tu theo kinh Pháp Hoa lợi ích lớn không thể nghĩ bàn được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm