Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/02/2022, 10:45 AM

Nguồn gốc và công năng của thần chú vãng sanh

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi bốn lần. Như vậy, diệt được các tội: Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, và hủy báng Chánh Pháp, thường được Đức A Di Đà hiện trên đỉnh đầu.

Thần chú là gì?

Thần chú Vãng sinh vô cùng quan trọng cho nên người tu cần phải luôn trì niệm nhằm thú hướng đến chốn an lạc.

Thần chú Vãng sinh vô cùng quan trọng cho nên người tu cần phải luôn trì niệm nhằm thú hướng đến chốn an lạc.

Kinh niệm Phật Ba La Mật

Phẩm Thứ Bảy: Khuyến Phát Niệm Phật và tụng đọc chơn ngôn.

Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn, con nay thương tưởng chúng sinh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mệnh ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người Niệm Phật thần chú đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sinh về Cực Lạc, gọi là:

Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni:

“Nam Mô A Di Đa Bà Dạ. Đa tha dà đa dạ. Đa điệt dạ tha. A Di Rị đô bà tỳ. A Di Rị Đa tất đam bà tỳ. A Di Rị Đa tì ca lan đế. A Di Rị Đa tì ca lan đa. Già Di Nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ. Ta Bà Ha.”

Bản phiên âm tiếng Phạn :

Nam Mô A Mi Ta Ba Da.

Ta Tha Ga Ta Da. Ta Đi A Tha

Am Ri Tot Ba Ve

Am Ri Ta Sit Đam Ba Vê

Am Ri Ta Vic’ Ran Tê

Am Ri Ta Vic’ Ran Ta. Ga Mi Ni, Ga Ga Na

Kịt Ti Ka Rê. Xoa Ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi bốn lần. Như vậy, diệt được các tội: Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, và hủy báng Chánh Pháp, thường được Đức A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời được an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sinh Cực Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn (300,000) lần, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm