Công đức sống hòa hợp
Từ xưa tới nay, ngoài những việc tu tập phước căn bản mà ta biết và hay thực hành như bố thí, phóng sinh, tạo tượng, xây chùa, ái ngữ…Ít ai trong chúng ta biết được rằng, sống hòa hợp với nhau cũng tạo thành công đức.
Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức của thú vật
Trong cuộc sống, dù là gia đình, xã hội hay tất cả các mối quan hệ giữa ta với người, giữa người với người, với những ai có trí tuệ luôn mong muốn sự hòa hợp, sự thuận duyên để chúng ta cùng nhau sống, cống hiến, tu tập hay phụng sự. Xét ở cấp độ gia đình, sự hòa hợp trong một gia đình là tiêu chuẩn mới, thước đo mới của các gia đình kiểu mẫu Tây phương hiện đại. Nhưng sự hòa hợp, trên thuận dưới hòa, đã từ bao lâu nay là khuôn vàng thước ngọc trong phần lớn gia đình và xã hội Á Đông ta.
Nếu nói gia đình là hạt nhân của xã hội, thì sự hòa hợp trong gia đình là tiền đề cho sự bền vững, ổn định và phát triển của xã hội. Rồi từ xã hội này tới xã hội kia, dù khác nhau về bản sắc, văn hóa, màu da, tôn giáo, giọng nói…nhưng chúng ta hãy cùng sống hòa hợp với nhau.
Khi đến với đạo Phật, chúng ta sẽ thấy, biết và cảm nhận được rất nhiều về thần thông và phép lạ. Nhưng tất cả các phép lạ trong Đạo Phật, đều phù hợp với luật nhân quả của vũ trụ. Ngoài việc thực hành các công đức lành, các hạnh lành mà xưa nay ta thường hay làm, ít ai biết và nghĩ rằng, sống hòa hợp với nhau cũng có công đức. Điển hình là trong "Tiểu Kinh rừng sừng bò" (Cùlagosinga Sutta), nhờ sự sống hòa hợp với nhau “như nước với sữa” của 3 vị A La Hán, là Tôn giả A-nu-rud-dha, Tôn giả Nan-di-ya và Tôn giả Kim-bi-la mà Phật đã ấn chứng, thọ kí rằng: "Nếu về sau giữa cõi Trời và Người, có ai nghe hoặc nhắc đến tên của ba Thầy đây với tâm niệm hoa hỉ, người đó sẽ được hạnh phúc lớn trong đời!”
Như vậy, chúng ta có thể thấy sự quý giá và tầm quan trọng của việc sống hòa hợp. Sống hòa hợp giữa người với người, mang lại hạnh phúc lớn, làm cho tất cả các mặt của đời sống ta tốt lên, làm cho tình nhân loại của chúng sinh với nhau được bền chặt. Bớt đi đau thương, hiềm hận, ngang tàn và sự chết chóc.
Học hạnh không tranh đấu hơn thua
Sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, môi trường, tạo nên sức mạnh vô hình bảo vệ không chỉ cá nhân ta mà còn bảo vệ cả hành tinh này. Khoa học kĩ thuật tiến bộ nhưng chưa dừng được một cơn bão. Văn minh con người tiến bộ nhưng ta chưa dừng lại được một cuộc chiến tranh. Y học Tây phương phát triển rực rỡ nhưng ta chưa bao giờ dừng hết các căn bệnh. Chỉ có sự sống hòa hợp, giữa người và người ta mới mong cầu chấm dứt đau thương.
Cũng vậy, nhờ sự sống hòa hợp tuyệt đối như nước với sữa mà ba vị A La Hán đã thực hành như thế, để lại một công đức vô hạn trong pháp giới, một thần thông tồn tại vĩnh viễn mà mỗi khi ta có việc bất trắc, không thuận duyên, hoặc gia đình ta bất hòa, ta muốn hóa giải những niềm hận thù…đều có thể niệm danh hiệu của ba vị Tôn giả này. Sức mạnh và công đức của việc sống hòa hợp thật lớn lao, thật nhiệm màu và không thể nghĩ bàn.
Giới thiệu "Kinh sống hòa hợp"
Sự hòa hợp trong đời sống của chúng ta là điều cần thiết. Nhưng khi chưa chứng đạt được những quả vị siêu việt, chúng ta nguyện lòng trì tụng và cố gắng thực hành hạnh sống hòa hợp. Từ việc sống hòa hợp đó, đạo tâm của chúng ta ngày một lớn lên, lòng từ bi trong mỗi người cũng ngày một thăng hoa hơn. Trên con đường từ nay đi về bến Giác ngộ, tuy xa mà tràn đầy niềm hân hoan hỉ lạc, vì mỗi bước đi của ta đều làm lợi lạc cho chúng sinh, mỗi lời ta nói ra, mỗi ánh mắt, cử chỉ, cái nhìn đều đem lại lợi ích an vui cho muôn loài, muôn người.
Kinh sống hòa hợp
Tôi từng nghe như vầy
Có một thời Thế Tôn
Ở tại Na-di-ka
đi đến thăm khu rừng
trồng nhiều cây Tala
tên gọi Go-sin-ga. O
Ở đó có ba thầy
Thầy A-nu-rud-dha
với thầy Nan-di-ya
và thầy Kim-bi-la
đang cùng sống chung nhau
tu tập trong an lành
Thấy Thế Tôn từ xa,
ba Thầy lo tiếp đón
người đỡ lấy y bát
người sửa soạn chỗ ngồi
người đem nước rửa chân.
Rồi đảnh lễ cung kính
xong, ngồi xuống một bên. O
Thế Tôn mở lời hỏi:
– Này, các thầy Tỳ kheo
Cuộc sống ở nơi đây
an lành, yên vui chăng?
hằng ngày đi khất thực
có mệt nhọc lắm chăng?
các Thầy đã sống chung
có thật sự hòa hợp
như thể nước với sữa,
lòng hoan hỷ tràn đầy
không hề tranh cãi chăng? O
Khi nghe hỏi như vậy,
ba Thầy đã thưa rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn !
thật sự là như vậy.
chúng con sống an lành
cảm thấy rất yên vui
đi khất thực dễ dàng
chúng con rất hòa hợp
nói lời thuận thảo nhau
tràn đầy niềm hoan hỷ. O
Thế Tôn khen, hỏi tiếp:
– Các Thầy bằng cách nào
thực hiện đời sống ấy?
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con hiểu được rằng
thật vô cùng lợi ích
khi chúng con sống chung
với bạn đồng phạm hạnh
nên xử sự với nhau
dù trước mặt, sau lưng
vẫn một mực tốt đẹp
vẫn một niềm quý trọng
ở trong từng việc làm
ở trong từng lời nói
ngay cả trong suy nghĩ. O
Kính bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con đã thật sự
từ bỏ tâm ý mình
để sống tùy thuận theo
tâm của bạn đồng tu.
Vì thực hiện như thế
chúng con tuy khác thân
mà tâm vẫn tương đồng.
Do “khác thân, giống tâm”
nên chúng con nhìn nhau
trong ánh mắt thiện cảm
vui sống ở bên nhau
không một lời tranh cãi
như nước sữa hợp hòa. O
– Này, các thầy Tỳ kheo
đời sống của các Thầy
có nhiệt tâm, tinh cần
không hề phóng dật chăng?
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con sống như sau
ai khất thực về trước
lo soạn sẵn nước uống
soạn cả nước rửa chân
bớt phần ăn của mình
dành cho người về muộn. O
Ai khất thực về sau
có thể dùng, nếu cần
sau đó, sẽ xếp dọn
mọi thứ cho gọn gàng.
Khi cần được giúp đỡ,
chúng con chỉ đưa tay
ra hiệu chứ không nói
Lời nói chỉ được dùng
đàm luận chuyện đạo pháp
vào những lúc thích hợp
nhằm chia sẻ cho nhau
điều chúng con tu tập. O
Thế Tôn hết lời khen,
tiếp tục hỏi các Thầy
– Này, các thầy Tỳ kheo
các Thầy có thể nào
chứng được pháp cao thượng
được tri kiến thánh nhân
được thoải mái an lạc
với cuộc sống như thế? O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ nhiếp tâm
lìa xa các ham muốn
lìa xa các vọng tưởng
không khởi Tham Sân Si
để trú Thiền thứ nhất.
Đó là tâm an ổn
với hỷ được phát sinh
dùng chút ý nhỏ nhiệm
thường hằng kiểm soát tâm. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
lúc chúng con nhiếp tâm
ý thức của chúng con
sẽ đạt đến bất động
để trú Thiền thứ hai
đó là tâm an định
với hỷ lạc phát sinh
dù không còn kiểm soát
tâm ý chẳng lung lay. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ nhiếp tâm
để trú Thiền thứ ba.
đó là tâm thanh tịnh
với an lạc vi diệu
và tỉnh giác hoàn toàn
sâu vào trong Chánh Định
tâm Sở đắc tan biến. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ nhiếp tâm
vượt các lớp tâm thức
để trú Thiền thứ tư.
Đó là một trạng thái
đã bất động hoàn toàn
không cảm thọ khổ vui
và vô cùng sáng suốt. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con hướng tâm về
hư không rộng vô biên
với tâm rộng vô lượng
không chi phối bởi Tưởng
để trú định thứ nhất
là Không Vô Biên Xứ. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con trải cái biết
phủ trùm không bến bờ
để trú định thứ hai
là Thức Vô Biên Xứ. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
tâm lượng càng rộng mở
vượt thoát mọi đối tượng
sai biệt trong Pháp Giới
thấy rõ “không có gì”
để trú định thứ ba
là Vô Sở Hữu Xứ. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con vượt ra khỏi
Vô Sở Hữu Xứ Định
dùng tâm vô lượng ấy
thấy biết cả Pháp Giới
để trú định thứ tư
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ tiếp tục
an trú Diệt Tận Định
thể tĩnh lặng tuyệt đối
từ đó, với Trí tuệ
thấy biết đúng như thật
mà đoạn trừ vô minh. O
– Kính bạch Đức Thế Tôn!
Đó là hạnh phúc lớn
là an trú tối thượng
chúng con cùng thành tựu
không thấy hạnh phúc nào
bằng hạnh phúc ấy cả
– Này, các thầy Tỳ kheo
Các Thầy đã thật sự
có hạnh phúc tuyệt vời
đã biết sống hòa hợp
giữa huynh đệ với nhau. O
Sau khi đã ngợi khen
Đức Thế Tôn ra về
các Thầy ngồi quanh nhau
thầy A-nu-rud-dha
lên tiếng rằng: – Chẳng ai
nói về điều sở đắc
về quả vị chứng đạt
nhưng tâm Tôi vẫn biết
tâm huynh đệ như thế
mà bạch cùng Thế Tôn
mọi chuyện rất rõ ràng. O
Lúc đó, có Dạ xoa
tên Pa-Ra-Ja-Na
đến chỗ Thế Tôn ở
đảnh lễ và tán thán
sự có mặt của Người
cùng với các Thầy đây
đem hạnh phúc lợi ích
cho dân chúng Vaj-ji
đồng thời, các cõi trời
cùng chung nhau ca ngợi
Thế Tôn và các Thầy. O
Thế Tôn bảo Dạ xoa:
– Này Di-gha hãy nhớ
nếu ai trong loài trời
cũng như trong loài người
nhớ đến ba Thầy đây
với tâm niệm hoan hỷ
với tâm niệm cung kính
là tạo công đức lớn
người đó sẽ an lạc
sẽ hạnh phúc lâu dài. O
Hãy nhìn xem ba Thầy
đã sống như thế nào
để thể hiện trọn vẹn
“lòng thương tưởng chúng sanh
vì an lạc, hạnh phúc
loài Trời và loài Người”
Được Thế Tôn chỉ dạy
Dạ xoa rất vui mừng
tin nhận và làm theo
cuộc sống khéo hòa hợp
gương mẫu nhất trên đời. O
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) O
Nếp sống lục hòa mang lại niềm hỷ lạc và lợi ích cho mọi người
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm