Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 25/12/2023, 10:50 AM

Công đức và lợi lạc trì tụng Chú Lăng Nghiêm 7 biến mỗi ngày

Chú Lăng Nghiêm được xem là vương chú trong kinh Phật, nếu chí thành trì tụng, sẽ thu được cảm ứng rất thù thắng.

Đức Phật bảo A Nan: “Sau khi Ta diệt độ, nếu có người ngày ngày tụng Thần Chú này 7 biến, tức tiêu tất cả tội nặng cực lớn, được Đại Thiện Nguyện, vô biên Công Đức. Ví như có người dùng châu báu trong bốn Thiên Hạ bố thí tu hành Bố Thí Ba La Mật thì Công Đức như vậy gấp trăm ngàn vạn lần không bằng người vào lúc sáng sớm, ở trước tượng Phật (1), chí tâm tụng trì Chú nầy 7 biến. Phước Lực của Công Đức so với Công Đức trước, trăm phần chẳng theo kịp một phần ấy, cho đến tính đếm thí dụ cũng không thể theo kịp.

Chú này hay khiến người trì tụng mau chứng viên mãn Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhi-maṇḍa). Mười phương Như Lai, tất cả khen ngợi: “Ngươi ở đời sau thành Phật không sai, hào quang nơi thân chiếu khắp tất cả cõi Phật".

>> Thần chú Lăng Nghiêm bản tiếng Việt, lợi ích to lớn khi trì chú thần chú Lăng Nghiêm

A Nan! Ở tại mỗi một nơi chốn, chúng sinh của cõi nước tùy có Chú này thì Trời Rồng vui vẻ, mưa gió thuận thời, lúa đậu được mùa, nhân dân an lạc, cũng hay trấn tất cả sao ác (ác tinh), biến quái tùy theo phương, tất cả tai chướng thảy đều chẳng dấy lên. Người không bị điên cuồng, gông cùm xiềng xích chẳng vướng vào thân, suốt đêm ngủ say thường không có ác mộng.

Đoạn trên được trích trong kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát Ra Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhất Thiết Chú Vương Đà La Ni). Còn gọi là: Đại Phật Đảnh Biệt Hành Pháp Vô Úy Xuất. 

Nếu tại gia chưa có bàn thờ Phật thì khi tụng hãy tưởng tưởng như ta đang trước Phật tụng chú.

Tuy Phật thuyết tụng đủ 7 biến (7 lần) thì công đức nhiều như vậy, nhưng nếu ta có thể tụng nhiều hơn số đó mỗi ngày thì công đức kia càng lớn hơn vô số lần.

 Những điều mầu nhiệm không thể nghĩ bàn của chú Lăng Nghiêm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm