Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/07/2023, 16:30 PM

Uy lực chú Lăng Nghiêm

Cố Ni Sư Hạnh Đoan đã từng chia sẻ về việc ngưỡng mộ cư sĩ Phùng Phùng và cho rằng tuy là một cư sĩ nhưng là một hành giả sống cuộc đời trinh khiết thanh tịnh, ông trường trai giữ giới nghiêm minh và đã cống hiến khả năng mình tận cùng cho Phật giáo, đem đến ích lợi to lớn cho nhân sinh.

Đôi lời giới thiệu về tác giả:

Chỉ một lần lên net nhìn lướt qua, bắt gặp tác phẩm của Phùng Phùng; thoạt đầu tôi không để ý, vì tôi mãi đi tìm tác phẩm của chư Thánh sư, minh sư.

Thông thường trước khi lên mạng, tôi thường nguyện cho mình tìm được bài hay có ích, để dịch cho độc giả xem.

Do trong các trang web Phật giáo có vô số bài bằng chữ Hán cổ lẫn văn Bạch Thoại, muốn tìm được những tác phẩm hay trong cả rừng bài như thế, bắt buộc tôi phải đọc rất nhiều rồi mới lọc tuyển ra được.

Lần thứ hai, khi tôi lướt qua bài của Phùng Phùng và đọc sơ, bỗng thấy hứng thú như tìm được của báu: Ông sinh ra thích ăn chay từ nhỏ, do cha mẹ không biết nên ông bị đánh đòn rất nhiều. Vì thời cuộc đất nước, ông phải bôn ba ra nước ngoài, sống đói khổ, tự lập mưu sinh từ thuở 15, dù ông không được học đến nơi đầy đủ, nhưng nhờ chịu khó tự học, ông thông thạo mười ngoại ngữ và trở thành nhà văn nổi tiếng về các tác phẩm Phật giáo, ông cũng được xem là thiên tài âm nhạc, dù chưa vào trường nhạc, ông cũng vẽ rất tài.

Ông có khả năng thiên nhãn từ nhỏ, nhưng khả năng này bị phai nhạt khi ông phải trôi giạt kiếm tiền để tự lo cho mình và mẹ. Ông đã nếm nhiều gian khổ đến tận cùng rồi đạt đến danh vọng tuyệt đỉnh… nhưng lại từ bỏ tất cả để lui về sống một đời thanh đạm hiếu kính, phụng dưỡng mẹ.

Ông có duyên gặp Ngài Tuyên Hóa vài lần, tình thầy trò thâm sâu, khi bước vào đạo tràng ngài Tuyên Hóa khả năng thần thông ông dần khôi phục và phát triển mạnh khi ông chuyên tu.

Ngài Tuyên Hóa khuyên ông ở lại Vạn Phật Thành tu, nhưng do mẹ ông bệnh không thể đi xa, ông phải về Canada phụng dưỡng mẹ nên phải đành rời ngài Tuyên Hóa.

Ông không chuyên tu pháp môn nào mà hình như thực hành bao gồm cả Thiền, Tịnh, Mật…

Tôi ngưỡng mộ ông, tuy là một cư sĩ nhưng là một hành giả sống một cuộc đời trinh khiết thanh tịnh: Ông trường trai giữ giới nghiêm minh và đã cống hiến khả năng mình tận cùng cho Phật giáo, đem đến ích lợi to lớn cho nhân sinh.

Bây giờ, mời quý vị xem một bài viết của ông mà tôi dịch. 

Người có căn lành từ vô lượng kiếp mới có thể đọc thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm

03

UY LỰC CHÚ LĂNG NGHIÊM

Chú Lăng Nghiêm được xem là vương chú trong kinh Phật, nếu chí thành trì tụng, sẽ thu được cảm ứng rất thù thắng.

Ngày xưa ở tại Kim Sơn tự tôi đã được Hòa thượng Tuyên Hóa dạy bảo, Ngài đích thân truyền Chú Lăng Nghiêm cho tôi, sau đó ngài còn gởi tặng cho mẹ tôi bản kinh Chú Lăng Nghiêm.

Do tôi căn khí kém, không có tính nhẫn nại trì bền nên tôi tụng chú thất thường, nghĩa là khi có khi không. Có lúc tụng cả ngày, lúc thì mấy ngày không tụng; thêm tính tôi ham chơi và ưa xem truyền hình, cho nên từ đầu tới cuối vẫn chưa thuộc hết Chú Lăng Nghiêm; thực là đã ngốc lại còn lười.

Tôi tụng kinh niệm Phật lười biếng không chuyên cần, không chịu nhiếp phục tâm loạn. Nên tham dục, sân giận, ngu si, nghi hoặc… đủ thứ phiền não vẫn thường tới viếng.

Hằng ngày tôi cũng ráng học thuộc, lẩm nhẩm tới lui; tuy có ráng nhồi nhét vào đầu, rồi cũng quên, sót. Quả thực Chú Lăng Nghiêm rất khó tụng, tôi tụng mấy năm chưa thuộc hết, nên thường cầm bổn tụng.

Chú Đại Bi thì dễ tụng, nên tôi thuộc hết, kinh Kim Cang cũng thuộc luôn, chỉ có Chú Lăng Nghiêm là tôi thực vô phương (do tôi quá ngốc). Mà chú toàn âm phạn văn, rất dễ bị nhớ lẫn lộn, đại khái là trong đây có danh hiệu chư Phật cùng khắp, cho nên hễ tâm thanh tịnh, vừa tụng Chú Lăng Nghiêm là quần ma cung kính thoái lui.

Kinh Pháp Hoa thuyết có hai trăm ức (hai trăm triệu) Phật, Kinh Di Đà thuyết có mười vạn ức (mười nghìn tỷ) Phật, thực ra trong vũ trụ chư Phật đâu chỉ dừng ở con số này.

Trong vũ trụ không chỗ nào mà không có Phật, trải qua vô lượng kiếp đến nay, có vô lượng Phật, hồng danh Phật được bảo trì trong chú Phạn âm, khiến trong lúc tụng sản sinh một số âm ba, tỏa ra công hiệu thù thắng có thể nhiếp phục quần ma.

Hiện nay khoa học hiện đại xử dụng sóng âm thanh có thể trị bệnh, có thể làm rất nhiều công việc về cơ khí, tạo ra những thay đổi biến hóa vật lý của vật chất. Còn nhà Phật khi tụng chú Lăng Nghiêm hàm chứa danh hiệu vạn Phật, sẽ sản sinh siêu âm ba vi tế, tự nhiên có thể thỉnh Phật lực đến giáng ma.

Mấy năm trước tôi ngụ trong ngôi nhà cũ (đã bảy mươi năm tuổi), nằm ở khu vực phía Đông phố Vancouver.

Con đường đối diện trước nhà, có một cây đại thọ; năm nào cũng có người lái xe tông vào cây, xe nát người chết, suốt tám chín năm nay tai nạn chưa từng ngưng dứt.

Lần xe đụng gần đây nhất thì hiện trường có hai thây: Một nam, một nữ. Nửa khuya hôm đó tôi nghe tiếng động, còn chính mắt nhìn thấy hai linh hồn bò ra từ thi thể họ, lòng bàng hoàng vô kể.

Khi đó vong quỷ nữ rất muốn bước vào nhà tôi, bị tôi quát dừng lại. Thế là sau đó ả liền náu thân trong cây đại thọ trước nhà tôi. Ban đầu thì ngày nào cũng khóc lóc, sau đó lâu dần, ả đã thu hút, chiêu gọi một số cô hồn dã quỷ trẻ tuổi cùng đến nhập bọn. Chúng quỷ thường rình chờ các xe đi ngang qua đường để gây ra tai nạn (hình như ý chúng muốn tìm người thế thân).

Sau khi Ngài Tuyên Hóa dạy tôi tụng chú Lăng Nghiêm rồi, tôi và gia mẫu thường hợp lực tụng. Sau khi trì tụng chú Lăng Nghiêm được mấy đêm thì tôi bỗng nhìn thấy: Không biết từ đâu có hằng ngàn, hằng vạn đóa hoa sen trắng bay đến, mang nữ quỷ trong đại thọ đi… càng lúc càng xa. Tất nhiên nữ quỷ không chịu đi, nhưng ả vô phương tự quyết, sau đó thì cả vùng này trở nên thanh tĩnh. Kể từ đó không còn xảy ra tai nạn đụng xe chết người nữa (việc này đã được đăng báo, vì đây là hiện tượng yên bình lần đầu tiên (trái với thông lệ hằng năm phải có tai nạn phát sinh).

Mấy năm sau, chúng tôi dời nhà đi, cây đại thọ này lại có đám vong linh gá vào, nữ quỷ kia quay trở về, nơi địa phương đó lại xuất hiện cảnh đụng xe tiếp tục… và luôn có người chết bất ngờ. Hiện nay tôi cũng không quay về nơi đó nữa.

Hiện thời ngôi nhà tôi mới đến ở đây, nằm ở phía Tây Vancouver. Ban đêm tôi nhìn thấy có một bà mập mạp người Tây, mặt mày hớn hở, tươi cười; bà bước vào trong nhà, tìm đến phòng tôi, thân thiện gọi tôi là “con trai”.

Tôi biết bà là dị loại (loài ở cảnh giới khác), nhưng không hề sợ. Khi tôi niệm hay Phật tụng chú Lăng Nghiêm, thấy bà tuyệt không có ác ý chi, bà kể mình đến đây là để thăm nhà cũ, còn bày tỏ: Rất muốn tôi chăm sóc ngôi nhà này, sau đó thì không thấy bà xuất hiện nữa.

Tôi liền vẽ ra diện mạo và y phục của bà để hỏi thăm hàng xóm. Khi tôi vừa đề cập đến, láng giềng đã kể ngay: Trước đây chủ nhân ngôi nhà này là một bà bác sĩ, bà ấy chết đã mười mấy năm rồi.

Hiện tại chúng tôi đang thờ phụng tượng Phật, nên không còn có quỷ nào xuất hiện nữa.

Mẹ tôi tụng kinh siêng năng hơn tôi, ngày nào cũng tụng, bà học từng đoạn, nên dần dần đã thuộc hết chú Lăng Nghiêm và có thể tụng làu làu, còn tôi thì chưa thuộc.

Khu vườn sau nhà có một cây lê đã năm mươi tuổi. Hằng năm vào tiết Xuân, khoảng tháng Hai, tháng Ba… hoa nở đầy cây, nhìn giống hình một tòa bảo tháp. Hoa lê khiết bạch lung linh, có mấy phần nhìn giống hoa mai. Hoa lê mỗi năm chỉ nở một lần, đến Hạ thì ra trái, mùa Đông thì quả chín.

Năm ngoái một việc kỳ lạ phát sinh, đó là cây lê già đột nhiên vào mùa thu lại ra hoa lần hai! Vào thời điểm đó, hình dáng các cây đa phần không còn tươi tắn, vậy mà cây lê bỗng đột nhiên ra hoa.

Hoa lê nở hai độ, đây không phải là chuyện hi hữu. Nhưng gia mẫu và tôi đặc biệt chú ý; sau này nó cũng kết trái, chúng tôi cùng hái đem cúng dường chùa, không dám ăn.

Hòa thượng Hư Vân năm đó giảng pháp tại chùa Lục Dung, Quảng Châu; ngay giữa tiết hè thu, hoa đào đột nhiên nở đầy, làm chấn động đương thời.

Chúng tôi không có đạo hạnh, nào dám so sánh với ngài Hư Vân? Chẳng qua gia mẫu niệm Phật tụng kinh chí thành, ngày đêm không lười. Cây lê ở ngoài song, nở hoa hai độ, chẳng biết có phải là nhờ bà siêng niệm tụng, nên cảm ứng Phật lực được hiện điềm lành này chăng?

Trừ điểm này ra, tôi chẳng còn giải thích nào hợp lý hơn.

 Tác giả: Phùng Phùng 

Dịch xong 21/3/2019.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm