Covid - 19: Hơn một tháng nhìn lại và suy nghĩ
Trong họa luôn có phúc, biết đâu từ nguy nan thử thách này loài người có bài học sâu sắc và sự xử lý tốt hơn trong phòng vệ đời sống tránh dịch bệnh tái phát, không chỉ bởi Covid - 19…
> Giảng viên ở Vũ Hán chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng Covid -19
Một nơi cách xa Trung Quốc (TQ) vạn dặm cho dù về phân loại địa lý vẫn thuộc Á Châu, không ở vùng láng giềng Đông Bắc Á, Đông Nam Á của Trung Hoa, cũng không thuộc về quan hệ giao thương mật thiết khiến có dòng người qua lại TQ nhiều như Việt Nam (VN), đấy là Iran - một quốc gia Hồi giáo ở chảo dầu, chảo lửa Trung Đông.
Covid - 19 xuất hiện muộn ở Iran, song nhanh chóng chứng minh sự hiện diện của nó bằng số ca tử vong xét theo tỉ lệ tổng số ca mắc cao nhất thế giới, trong số 67 quốc gia vùng lãnh thổ đã có ca nhiễm Covid - 19. Hơn nữa, cứ như có sự lựa chọn tai quái, các nhân vật nổi tiếng trong thể thao, quân đội, chính giới Iran lần lượt ra đi vì Covid - 19. Người ta cũng có những phân tích nguyên cớ cấu trúc xã hội, tôn giáo, hiệu quả hệ thống y tế và nhà nước, trình độ quản trị và sức mạnh nền kinh tế để cố lý giải về thứu hạng số 1 tỉ lệ tử vong hay cơ chế bùng phát lây lan virus bắt đầu ở quốc gia này như thế nào mà nhanh chóng biến thành một tâm điểm dịch cứ như Vũ Hán bên ngoài Trung Hoa…
Có thể thấy tình trạng duy trì căng thẳng liên tục về quân sự, sự đối đầu với Mỹ và Do Thái, sự bị cấm vận kinh tế...khiến quốc gia Hồi giáo có những khó khăn riêng và năng lực phòng vệ chống dịch khá vất vả. Nước giàu nước mạnh có trình độ phát triển cao, trong đó có trình độ ngành y tế, phản ứng phòng vệ chống dịch bệnh có khác biệt những nước yếu kém hơn, tỉ lệ tử vong trên tổng số ca mắc phải virus thấp hơn, trong một nhận xét so sánh tương đối. Mỹ mới có một ca tử vong, song toàn bộ sức mạnh quốc gia đã kích hoạt nhịp nhàng và không thể nói rằng không hiệu quả, phòng chống dịch có sự chuyên nghiệp: tàu quân sự tự cách ly đủ 14 ngày ngoài khơi nếu hải trình có điểm rơi vào vùng dịch, các căn cứ quân sự Mỹ nhanh chóng mặc giáp phòng vệ một nguy cơ sinh học rất rõ ràng, đương nhiên “giáp” đây không hiểu theo nghĩa đen (2). Quốc gia phát triển khác ở Á Đông, Hàn Quốc, lúng túng hơn và có số ca tử vong cao, đã có tình trạng phải lấy khẩu trang của trường học trang cấp cho dân chúng.
Quan sát bản đồ phân bố dịch, bên cạnh số ca tử vong cao ở Iran, số ca mắc phải ở Hàn nhanh chóng cao hơn TQ, sự phản ứng quá chuyên nghiệp của hải quân và quân đội Mỹ; người ta cũng lấy làm ngạc nhiên trong số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ “dính” Covid - 19 không có một láng giềng kề cận TQ như VN: Lào – đất nước triệu voi hoàn toàn không có một ca nhiễm virus corona chủng mới nào (3)!
Người Nga cũng phản ứng quyết liệt, có việc cắt giao thương đường sắt với Pháp và TQ phục vụ cách ly vùng dịch ở TQ và Tây Âu (4)! Tiềm năng khoa học, trong riêng sinh học, trở nên một lợi thế của Nga trong tiếp cận nghiên cứu, thực nghiệm phòng chống dịch.
VN – quốc gia ở vùng nguy hiểm hàng đầu ngay từ khi Vũ Hán bùng phát dịch, may mắn vượt thoát khỏi tình trạng nguy hiểm khi đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trong khu biệt cách ly và truyền thông cũng như điều trị. VN đã ngoạn mục điều trị khỏi 16/16 ca nhiễm virus bên cạnh không vận người Việt từ Vũ Hán và Hàn Quốc về nước; quân đội VN nhập cuộc tích cực bằng lực lượng phòng hóa và cung cấp khu vực cách ly…
Hơn một tháng nhìn lại bức tranh do virus corona chủng mới gây tạo nên cho nhân loại, có lẽ không ai không ngẫm suy nhiều: bên cạnh những thách thức truyền thống như đói nghèo, hạt nhân, môi trường, loài người đã đối diện và chạm phải bỏng rất sinh tử với nguy cơ về sinh học, cụ thể: dịch bệnh do virus, cho dù không hoàn toàn mới mẻ song tầm vóc và khả năng tái phát khiến không thể không lo ngại nhiều, thế giới vốn đã bất an càng bất an hơn.
Trong họa luôn có phúc, biết đâu từ nguy nan thử thách này loài người có bài học sâu sắc và sự xử lý tốt hơn trong phòng vệ đời sống tránh dịch bệnh tái phát, không chỉ bởi Covid - 19; nhìn lại cấu trúc xã hội, hạ tầng y tế, lý thuyết và thực hành phòng chống dịch, sự hỗ trợ nhà nước và cộng với sự tổn thương do dịch bệnh…
Theo đà từ ngữ, nói về “phúc”, chính trong gian nan nhất, đã lóe sáng nảy sinh lối giải bài toán tiêu thụ nội địa và xuất khẩu dòng hàng cây trái Việt bị ùn tắt ở biên giới với TQ, khai sinh bánh mì thanh long, kem thanh long rồi sản phẩm mới từ dưa hấu, mở ra một con đường vốn khó khăn về kinh tế.
Từ góc nhìn ấy, bức tranh toàn cảnh do Covid - 19 tạo nên có tính bi kịch song cũng có niềm tin ….
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm