Cư sĩ chứng đắc Thánh quả Dự lưu
Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai...
Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu.
Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của Thích nữ Kàligodhà; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
Rồi Thích nữ Kàligodhà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Thích nữ Kàligodhà đang ngồi một bên:
Thành tựu bốn pháp, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn”... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị này trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia sẻ vật bố thí. Này Godhà, thành tựu bốn pháp này, một nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Phàm những vật gì được đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người có giới và những người làm thiện.
Lợi đắc thay cho người, này Godhà! Thật khéo lợi đắc thay cho người, này Godhà! Này Godhà, người đã tuyên bố về Dự lưu quả.
(Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 11, phẩm Phước đức sung mãn).
Lời bàn:
Chúng ta đều biết, một hành giả sau khi vận dụng tuệ giác thiền quán tịnh hóa ba kiết sử đầu tiên là Thân kiến, Nghi và Giới cấm thủ thì chứng đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn, còn gọi quả Dự lưu, Nhập lưu hay Thất lai. Bậc Dự lưu kinh qua giây phút đầu tiên chứng nghiệm đạo quả, thành tựu tuệ giác không còn chấp thủ về thân, dứt trừ hoài nghi, không còn chấp trì các hủ tục, mê tín tà kiến.
Dự lưu hay Nhập lưu là dự phần vào dòng Thánh, bước lên Thánh vị. Dù phải trải qua bảy lần tái sanh (Thất lai) nhưng bậc Thánh Dự lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc quả chứng giác ngộ. Thời Thế Tôn, rất nhiều vị cư sĩ sau một thời gian nỗ lực tu học, hoặc có vị chỉ sau khi nghe Phật thuyết pháp liền chứng quả Dự lưu.
Ở pháp thoại này, Thế Tôn nhấn mạnh đến niềm tịnh tín bất động đối với Tam bảo, tâm thoát khỏi cấu uế xan tham cùng với thực hành bố thí rộng rãi và dễ dàng là nền tảng căn bản cho Sơ quả. Tịnh tín bất động đối với Tam bảo là niềm tin sâu sắc, không thoái chuyển, không lay động vào Phật, Pháp và Tăng.
Ngày nay, hầu hết chúng ta đều kính tín Tam bảo nhưng để đạt đến “tịnh tín bất động” như cư sĩ Godhà thì không phải ai cũng thành tựu. Trong đó, niềm tin vào Tăng bảo, vì nhiều nhân duyên khác nhau, đang bị xói mòn nghiêm trọng. Mặt khác, không nhiều người thực sự xả ly tham ái bằng những hành động sẻ chia, bố thí một cách hoan hỉ, vui thích, bền bỉ và liên tục. Chính những điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành tựu Thánh quả Dự lưu trong hàng cư sĩ tại gia.
Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm
Ngay đây, chúng ta sẽ nhận ra rằng chính niềm tịnh tín Tam bảo là cửa ngõ để vào đạo. Mới hay, chánh tín Tam bảo là pháp tu căn bản nhất, nền tảng của mọi công đức. Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: Đức tin là nguồn gốc, là mẹ của mọi công đức (Tín vi đạo nguyên công đức mẫu) đã thể hiện sự nhất quán về tầm quan trọng của việc thiết lập tịnh tín, chánh tín Tam bảo.
Tín và thí xả là những pháp tu khá đơn giản, dễ dàng thực hành đối với hàng Phật tử tại gia nhưng kết quả thành tựu Thánh quả Dư lưu thật nhiệm mầu. Có thể xem đây là pháp tu căn bản nhất mà mỗi người con Phật đều có thể ứng dụng tu tập để dự vào dòng Thánh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm