Chủ nhật, 02/02/2020, 08:07 AM

Cúng dường đúng pháp và lợi ích của cúng dường Tam bảo

Cúng dường Tam bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam bảo thường còn và lợi ích chúng sinh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này.

>>Nghèo là không biết gieo nhân bố thí cúng dường

Cúng dường Tam bảo đúng pháp

Bài liên quan

Người Phật tử chân chính khi phát tâm cúng dường Tam bảo, chỉ vì mong cho Tam bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sinh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: “Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sinh.” Chỉ vì Tam bảo vì chúng sinh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn được. Vì Tam bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sinh, trong chúng sinh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sinh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng tâm”.

Chư Phật ra đời cũng vì chúng sinh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sinh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sinh.

Chư Phật ra đời cũng vì chúng sinh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sinh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sinh.

Bài liên quan

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chính của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sinh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sinh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chính của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cố gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình.

Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cách nỗ lực tu hành và độ sinh, đây là mục tiêu đức Phật bắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử. Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúng dường chân chính đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ để cầu được nhiều lợi dưỡng. Đã dám bỏ nhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự gian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơ tâm siêu thoát của mình.

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chính của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng.

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chính của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng.

Bài liên quan

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận “nhân quả nghiệp báo” là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm.” Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sinh. Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói.

Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói.

Lợi ích của việc cúng dường Tam bảo

Bài liên quan

Cúng dường Tam bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam bảo thường còn và lợi ích chúng sinh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sinh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sinh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sinh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sinh.

Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sinh mà cúng dường Tam bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm