Cùng ngắm cung đường đến chùa Hương Tích đẹp như tranh vẽ
Cung đường dẫn đến chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) len lỏi giữa ngàn thông xanh ngút ngàn khiến du khách không khỏi trầm trồ.
Chùa Hương Tích tọa lạc trên một trong những đỉnh núi đẹp nhất của dãy Hồng Lĩnh, nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển.
Nơi đây được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (Xứ Nghệ) và là một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa.
Chùa nằm khuất sâu trong những bóng cây, mây mù bao phủ; đường lên chùa dài gần 4.000m, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát quanh năm.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh là một trong 21 thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của nước Nam xưa.
Theo huyền tích xưa: "Vua Trang Vương nước Sở sinh hạ được ba người con gái. Khi trưởng thành, hai chị theo ý vua cha lấy chồng làm quan trong triều.
Đến lượt công chúa út Diệu Thiện, vua ép gả cho viên quan võ, là một kẻ độc ác, hung tàn. Nàng phẫn chí và tìm đến cửa phật tu hành, viên quan võ đã phóng hỏa đốt chùa nhưng Diệu Thiện và các tăng ni được Phật che chở, cứu thoát.
Phật lại sai Bạch Hổ bảo vệ, che chở, đem nàng sang đất Việt Thường, dừng chân ở động Hương Tích, núi Thúy Lĩnh (tức Hồng Lĩnh) dựng am tu hành. Tại đây, nàng nổi tiếng là vị sư cô từ bi bác ái.

Ở độ cao 650m so với mặt nước biển, ngôi chùa nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích - một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa có tên gọi đầy đủ là Hương Tích Cổ Tự. Dân gian còn gọi đây là chùa Thơm.
Giữa lúc đó, Sở Trang Vương lâm trọng bệnh, thầy thuốc khuyên phải có tròng mắt và bàn tay của một người con gái tự nguyện hiến dâng mới cứu được.
Khi nghe chuyện, Diệu Thiện đã không ngần ngại móc mắt và cắt bàn tay của mình đưa cho sứ giả về cứu cha.
Trang Vương khỏi bệnh, sai người đến trả ơn mới biết đó là con gái mình. Đức Phật cảm động về tấm lòng của Diệu Thiện nên đã hóa phép cho mắt nàng sáng, tay mọc lại như cũ.
Diệu Thiện đã tu hành đắc đạo và hóa thành Phật Quan Âm ngàn mắt ngàn tay”.

Chùa nằm sâu trong những bóng cây cao khuất, mây mù bao phủ; đường lên chùa dài gần 4.000m, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát quanh năm.
Ở chính nơi Diệu Thiện đã tu hành và hóa Phật, Nhân dân đã xây dựng thành nơi thờ tự, ngôi chùa Hương Tích ngày nay.
Trải qua thăng trầm, biến đổi của thời gian, với nhiều lần trùng tu tôn tạo, dấu tích xưa của ngôi chùa cổ vẫn còn hằn những nét rêu phong cổ kính trên nền đá.

Hương Tích tự - từ nhiều năm nay đã trở thành địa điểm linh thiêng không thể thiếu trong cuộc hành hương về cõi Phật, trong hành trình du xuân của rất nhiều người
Nhờ những giá trị đặc biệt về lịch sử, cảnh quan, khảo cổ và văn hóa tâm linh, năm 1990, chùa Hương Tích được công nhận là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia.
Sau khoảng thời gian dài không mở cửa đón khách đến tham quan do dịch Covid-19, mới đây huyện Can Lộc lên kế hoạch phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức lễ khai hội chùa Hương Tích xuân Quý Mão gắn với hoạt động khai trương du lịch Hà Tĩnh năm 2023.

Từ quốc lộ 1 ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5 km về hướng Đông là tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, du khách có thể di chuyển lên chùa bằng 3 cách: đi xe điện lên núi rồi đi cáp treo; đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn rồi lên chùa; đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng 1,5 km tới miếu Cô lễ trình rồi lên chùa.
Theo đó, lễ khai hội và hoạt động du lịch chùa Hương Tích năm 2023 sẽ bắt đầu vào ngày 27/1/2023 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Quý mão) đến giữa tháng 5/2023.
Chùa Hương Tích nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh (thuộc địa phận xã Thiên Lộc) được xây dựng từ đời nhà Trần (thế kỷ XIII), chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, gắn với truyền thuyết tu hành đắc đạo của công chúa Diệu Thiện.

Cung đường uốn lượng nằm sát lòng hồ xanh ngắt khiến du khách mê đắm, khó cưỡng khi đến vãn cảnh.
Ngôi chùa này được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - thắng cảnh đẹp nhất xứ Nghệ Tĩnh.
Thời gian qua, chùa Hương Tích đã được chính quyền các cấp và các tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều hạng mục khang trang hiện đại nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của chùa gốc và cảnh quan thiên nhiên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.

Thăm ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản tại vùng Bảy Núi - An Giang
Chùa Việt
Sở hữu kiến trúc lấy cảm hứng từ phong cách chùa tháp Nhật Bản, Phước Lâm Tự hay được gọi là chùa Lầu không chỉ thu hút đông đảo Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm check-in độc đáo của du khách khi ghé thăm vùng Bảy Núi - tỉnh An Giang.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.
Xem thêm