Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự tích và chứng tích Quán Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Sự tích thì có chi tiết có, chi tiết không, nhưng những bài học về giá trị khuyến hóa học hạnh Bồ tát Quán Âm Diệu Thiện là không thể nghĩ bàn, tâm tu phải mãnh mẽ, kiên cường, có trải qua nhiều kiếp nạn mới có thể được quả vị, hóa độ chúng sinh...

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh có phải là ‘chùa gốc’?

Sau khi đọc một số bài báo viết về sự tích Quán Âm Diệu Thiện ở các chùa thì phát hiện các bài viết về sự tích Quán Âm Diệu Thiện giữa các vùng Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh, Nghệ An gần gần giống nhau, mang tính huyễn sử, nặng màu của sự tín ngưỡng, tuy nhiên, ẩn sâu sau những chi tiết, khúc quanh của câu chuyện là cả một kho tàng triết lý, mang tính nghệ thuật có giá trị hiện thực rất lớn và cũng có một số chi tiết có độ xác thực đến hôm nay.

Ngày xưa ở Ấn Độ có một tiểu quốc tên là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu, niên hiệu là Diệu Trang. Xung quanh nước Hưng Lâm, phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc, Phía Bắc giáp ranh Trường Xuân Quốc, phía Đông giáp ranh Phật Minh Quốc, phía Nam giáp ranh Thiên Chân Quốc. Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa, Hoàng hậu Bửu Đức tại vị đã lâu mà chưa hạ sinh một vị hoàng tử nào nên cũng rất buồn.

Nghe tin trên núi Hoa Sơn có cái âm, nơi thờ cúng một vị thần rất linh thiêng, ai cầu chi thì đếu được nấy. Việc ấy đến tai vua, một ngày kia xa giá nhà vua  nhắm núi Hoa Sơn mà đi. Cầu tự xong về triều được ít lâu thì Hoàng hậu có thai và sinh được một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh, không bao lâu Hoàng hậu lại hạ sinh một nàng công chúa tên là Diệu Âm và sau rốt sinh ra nàng công chúa Diệu Thiện vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quán Âm Diệu Thiện. Vì không có con trai nên vua nhất định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã tương lai. Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm đã được gã cho hai vị quan to trong triều, sống rất hạnh phúc.

Quan Âm Diệu Thiện. Ảnh minh họa.

Quan Âm Diệu Thiện. Ảnh minh họa.

Chùa Hương Hà Tĩnh và sự tích Quán Âm Diệu Thiện

Trái lại công chúa Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và quyết tân đòi tu để thành chính quả. Nghe con cương quyết như thế, vua nổi cơn thịnh nộ và buộc công chúa phải tuân lệnh xuất giá. Công chúa xin vua cha tìm cho một người chồng có thể cứu chữa cho mọi chúng sinh về thể xác và tâm hồn. Công chúa còn tuyên bố quyết noi chí xuất trần thượng sĩ của đức Phật: “Chỉ có đức Phật là bực cao tột hơn hết, Ngài là thầy của Trời và người đáng cho con noi theo tu hành”. Nghe vậy, nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh nhốt nàng vào hoa viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng dù phải chịu nhiều hình phạt nặng nề, mọi người ra sức khuyên ngăn công chúa hồi tâm chuyền ý, nhưng công chúa vẫn một mực và nhất định vào chùa Đại Tuệ ẩn tu, nhập thất tham thiền. Chùa Đại Tuệ cách kinh thành khá xa, hay được tin ấy nhà vua không cấm cản thêm và đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều.

Chùa Đại Tuệ có mật lệnh của nhà vua phải buộc công chúa làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhất, công chúa vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than là vì công chúa tin có sự gia hộ của đức Phật. Một ngày kia quân lính bao vây, phóng lửa thiêu chùa, Sư trụ trì và tất cả ni cô chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Riêng công chúa Diệu Thiện điềm tĩnh như thường, chỉ lặng lẽ cháp tay cầu nguyện đức Phật, chư vị Bồ tát cứu giúp tức thì mây kéo mịt mù, mưa xuống như thác đổ, ngọn lửa bị dập tắt, tin tức được báo về triều đình, vua cha ra lệnh bắt công chúa đưa về cung điện để dụ dỗ theo cách khác. Khi về tới kinh thành, vua truyền lệnh mở yến tiệc ca hát, bày lễ hội thật lớn với mong muốn đem công chúa Diệu Thiện trở lại quãng đời phong lưu dục lạc. Nhưng các buổi yến tiệc hoang phí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép công chúa vào án tử hình cũng không thấm vào đâu.

Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm lập quyết công chúa Diệu Thiện vì cho rằng công chúa phụ ân sinh thành, bất hiếu cha mẹ, thờ kính ngoại thành, mê tín làm lạc những điều vừa nều là một đại kị lúc bấy giờ. Thần Thổ Địa biết vậy liền tâu sự ấy lên cho vua Trời. Vua trời hạ lệnh cho thần Thổ Địa giữ sự bình an cho công chúa Diệu Thiện, người ấy chính là Bồ tát tái sinh kiếp cuối cùng. Giờ hành quyết đã đến, Đao phủ giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Đao phủ rút giáo đâm thì giáo lại tét làm hai. Quan giám sát hành quyết chỉ còn một cách là hành quyết bắt công chúa treo cổ. Mọi việc đang tiến hành thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho đất trời rung chuyển đất tối tăm mà chung quanh công chúa Diệu Thiện hào quang sáng rỡ. Thần Thổ Địa hóa ra một con Cọp lớn nhảy vào pháp trường mang công chúa Diệu Thiện chạy thẳng vào núi. Những kẻ đi xem hoảng loạn chạy tứ phía, la hét ầm ĩ. Quan giám sát vào triều tâu rõ mọi sự với nhà vua. Vua không nao núng và lại cho rằng Cọp ăn thân thể là một sự trừng phạt thích đáng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh cha và phỉ báng tín ngưỡng từ lâu của hoàng gia.

Nhờ sự huyền diệu ấy mà công chúa Diệu Thiện, tuy bị ngất đi nhưng tâm thức lúc ấy mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, công chúa có cảm giác như đang cỡi gió lướt mây... Khi tỉnh lại công chúa lấy làm lạ, thấy mình ở vào trong một cái động đá, thoang thoảng mùi hương chiên đàn, xung quanh cảnh vật yên tĩnh không một bóng người, thân thể không bị trầy xước. Lại nghe trên không vọng xuống, hãy cố gắng tu tập bền chí, ông đã về đến đạo tràng của mình.

Trải qua nhiều năm tháng, không quản mưa gió, kham khổ đói khát, công chúa vẫn kiên trì thực hành những điều đã được đọc trong kinh ở chùa Đại Tuệ, những năm tháng dài thực hành với bao nhiêu gian khổ nhọc nhằn, đói lành không sờn, ý chí kiên định và trì mật chú Đại Bi đến độ “Phổ nhĩ viên thông” chứng được đệ bát địa, khai mở sáu thần thông, khởi đại bi tâm liền siêu vượt lên thập địa viên mãn, chư Phật mười phương đều khen ngợi hạnh lành và công phu tu hành thành tựu viên mãn nên được danh hiệu là Quán Âm Diệu Thiện.

Từ khi thành tựu thập địa của Quán Âm Diệu Thiện trú thể nhục thân tại động Hương Tích, xung quanh ngọn núi Hương Tích luôn có mây lành bao phủ, chư  vị Thần, Tiên quần quần tụ xuống đây học hỏi đạo lý nhiệm mầu, làm cho nơi đây có ánh sáng lành bao phủ một vùng. Vì sợ dân chúng xung quanh lên núi làm ô nhiễm đạo tràng của Quán Âm Diệu Thiện, các vị Thần núi và Thổ Địa nơi đây dùng thần lực che hết hào quang sáng lành của chư Thiền, đồng thời triều hồi nhiều thần thú như cọp, mãng xà, sói... về đây để giữ gìn hộ pháp.

Tuy nhiên, cách đó không xa trên ngọn Hùng Lĩnh có am nhỏ có tên Vô Tâm, có vị Thiền sư ẩn dật có đạo nhãn Thông suốt biết được các cư dân nơi đây có duyên với Đại sĩ ấy, bèn nói với những người cư sĩ hộ pháp cho ông rằng:

“Bên động Hương Tích có một vị Bồ Tát giáng thế, mọi người nên đến đó cúng dường, lễ bái và nghe pháp”. Các vị thiện tín dưới núi Hùng Lĩnh kéo nhau đi lên núi Hương Tích, tuy có nghe được mùi hương lạ, nhưng vì bị Thổ Địa và chư Thần làm phép che mất, nên lên đến Đông mà không thấy gì, mọi người về núi thưa lại chuyện đó với vị Thiền sư, vị Thiền sư ấy dạy: “Sở dĩ các vị không thấy được là do chưa đủ thành tâm nên Bồ Tát không muốn gặp, lại còn vị thổ Địa và chư Thần che mắt nên không thấy”. Các thiện tín cầu xin Thiền sư chỉ dạy phương pháp, Ngài liền dạy: “các vị phải thành tâm, lên đến chân núi phải nói: “Xin chư vị Thổ Địa và các vị Linh thần thủ hộ đạo Tràng cho chúng con được thành tâm lễ bái, cùng dường và học pháp từ Quán Âm Đại sĩ”. Nếu các vị vẫn không hiện thân cho gặp các vị hãy ngồi xuống niệm nhất tâm 108 biến thần chú Đại bi, Đại sĩ ấy sẽ đưa các vị đến Đạo Tràng của Ngài. Quả nhiên, các thiện tín đã được diện kiến Quán Âm Diệu Thiện và nghe được những pháp nhiệm màu chưa từng có. Bồ tát Quán Âm khen ngợi, khuyến hóa làm cho hoan hỷ tâm can, khát ngưỡng ba ngôi Tam bảo, rồi Bồ tát Quán Âm Diệu Thiện cũng tuần tự giảng dạy như đức Phật: “Trước hết nói pháp tuần tự khiến người nghe hoan hỷ, ấy là pháp bố thí, trì giới, sinh lên cõi trời, chê bai dục là tai hoạn, sanh tử là ô uế, khen ngợi không dục là đạo phẩm vi diệu, là trong sạch”[1]. Sau thời pháp ấy nhiều vị đã chứng được sơ quả Tu đà hoàn, quay về mọi người chưa hết hỷ lạc bèn cũng nhau lên am Vô Tâm để trình bày sự việc với Thiền sư.

Khi mọi người lên đến trên núi thì lạ thay chẳng thấy am tranh đâu cả, chỉ thấy một cái hang động khá lớn, mọi người hết sức kinh ngạc, không hiệu chuyện gì? Nên hôm sau, lại kéo nhau lên Đạo tràng Hương Tích để trình bày sự việc với Bồ tát Diệu Thiện, Bồ tát Diệu Thiện bảo với mọi người: “Đó là Đại sĩ Địa Tạng Vương”, từ đó mọi người mới biết dân chúng nơi đây may mắn có hai vị Đại sĩ đến đây hóa độ dân chúng, cảm kích ân đức chư vị Bồ tát.

Mọi người bắt đầu tích đức, tu tâm, làm phước, họ xây dựng đạo tràng Cực Lạc, đạo tràng Đại Hùng, đạo tràng Quỳnh Hoa, đạo tràng Thanh Lương, đạo tràng Phổ Độ, đạo tràng Thuần Thiện, đạo tràng Hà Linh... Không chỉ có người xây dựng đạo tràng để thỉnh Đại sĩ Quán Âm Diệu Thiện mà các vị thần núi cũng dựng đạo tràng Long Đàm, đạo tràng Long Nhiễu, đạo tràng Long Quang, đạo tràng Long Hưng, đạo tràng Long Hải, các vị Trời cũng xuống dựng đạo tràng như: Đạo tràng Chân Tiên, đạo tràng Thiên Tượng, đạo tràng Tiên Lữ, đạo tràng Thiên Cầm... Tín tâm của nhân dân nơi đây đã làm cho Phật pháp hưng thịnh cả một vùng rộng lớn.

Tượng Quán Âm Diệu Thiện tại chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Tượng Quán Âm Diệu Thiện tại chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Chùa Hương Hà Tĩnh vì sao được gọi là ‘Hoan Châu đệ nhất danh lam’

Sau này, hang nơi Bồ tát Địa Tạng từng dựng am Vô Tâm, người dân thờ cúng lâu này, rồi xây dựng một chùa bên cạnh gộ là chùa Hang. Tích xưa là vậy, nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều ngôi chùa có tên như tích xưa. Nhân tài ở dãy Hương Tích và dãy Hùng Lĩnh xưa (Nay là Hồng Lĩnh) luôn luôn xuất hiện vào thời điểm quan trong để giúp dân. Ngày nay, vào ngàu 18/19 tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ hội Quán Âm Diệu Thiện vẫn được tổ chức trang trọng ở chùa Hương Tích, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh như một lễ hội ghi nhớ công ơn của Đại sĩ Quán Âm Diệu Thiện đã dạy đạo và cứu khổ cho nhân dân quanh đây, việc này đã được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại sự kiện lễ hội này.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là điểm đến được đông đảo Phật tử từ khắp mọi nơi đến chiêm bái.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là điểm đến được đông đảo Phật tử từ khắp mọi nơi đến chiêm bái.

Sự tích thì có chi tiết có, chi tiết không, nhưng những bài học về giá trị khuyến hóa học hạnh Bồ tát Quán Âm Diệu Thiện là không thể nghĩ bàn, tâm tu phải mãnh mẽ, kiên cường, có trải qua nhiều kiếp nạn mới có thể được quả vị, hóa độ chúng sinh “Nghe và hiểu thấu” là một hạnh quan trọng cho các vị Tăng ni trẻ hoằng pháp thời nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Nhiều tác giả, Đại Việt Sử kí toàn thư, Nxb Thời Đại, Hà Nội, 2013.

2. Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Đề Bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ, Kinh Trung A Hàm Tập 1, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.

3. Thái Kim Đỉnh, Chùa Cổ Hà Tĩnh, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An, 2017.

4. Thích Thọ Lạc (chủ biên) Văn Hóa Phật giáo xứ Nghệ: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012.

5. Thích Giác Minh Hữu, Sự nhầm lẫn giữa hai chùa Hương rất nổi tiếng ở Việt Nam: Những giá trị cần được nghiên cứu và bảo vệ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 7/2020.

[1] Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Đề Bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ, Kinh Trung A Hàm Tập 1, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.978.

ĐĐ.Ths. Thích Giác Minh Hữu

Chùa Khánh Ngọc, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm