Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/09/2020, 08:52 AM

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh - thắng cảnh nước Nam

Tương truyền, chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây. Ít ai biết rằng chùa Hương Tích ở Hà Nội là “phiên bản” của chùa Hương Hà Tĩnh.

Chùa Hương Hà Tĩnh vì sao được gọi là ‘Hoan Châu đệ nhất danh lam’

Sự tích Quán Âm Diệu Thiện tại chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.

Vào năm 2587 TCN thuộc vào thời đại kim thiên (ciel d’or) bên Ấn Độ bên phương Tây có một tiểu quốc tên là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu (Spirituel Excellent) lấy niên hiệu là Diệu Trang (Miao Tchoang). Tứ vi xứ Hưng Lâm là như vầy: Phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc (Inde), Phía Bắc giáp ranh Xiêm La, phía Đông giáp ranh Phật Chai Quốc , phía Nam giáp ranh Thiên Chơn Quốc. Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa là nhờ có vua hiền, tôi giỏi, bá tánh chuyên lo cày cấy, nông trang.

Chánh thê của nhà vua là bà hoàng hậu Bửu Đức. Từ ngày nhà vua tức vị đến nay đã 40 năm rồi mà bà hoàng hậu chưa hạ sanh đặng vị hoàng tử nào. Thấy thế bà lấy làm buồn và xin nhà vua đi cùng bà lên núi Huê Sơn cầu tự. Núi Huê Sơn ở về hướng Tây. Trên núi ấy có một vị thần rất linh thiêng. Ai cầu chi thì đặng nấy. Vua nghe theo, một ngày kia quân gia rần rộ, xa giá nhắm Huê Sơn trực chỉ. Cầu tự xong về triều thì một ít lâu bà có thai và đến ngày sanh đặng một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh .Cách một ít lâu hoàng hậu lại hạ sanh một nàng công chúa tên là Diệu Âm và sau rốt sanh ra nàng công chúa Diệu Thiện Vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quán Âm .

Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.

Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang.

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Vì nhà vua không có con trai nên vua nhất định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã. Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to thinh danh nhất trong triều. Trái lại nàng công chúa thứ ba là Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhứt định phế trần đi tu để thành chánh quả. Nghe con quyết định như thế nhà vua nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng Diệu Thiện phải tuân lịnh xuất giá. Thấy thế nàng mới xin vua cha nếu ý định nhà vua như vậy thì ít nữa xin cho nàng kết hôn với một thầy thuốc và thưa rằng: “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.”

Nàng lại nói to lên rằng: “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe vậy nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh nhốt nàng vào huê viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng. Trái lại nàng cảm ơn vua cha đã phạt nàng như thế và chỉ vui tươi mà chịu khổ hình. Các bà mệnh phụ được lệnh ra khuyến dụ nàng hồi tâm tuân ý thánh chỉ. Nàng khư khư một mực và nhứt định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, nhập thất tham thiền.

Tương truyền, chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây. Ít ai biết rằng chùa Hương Tích ở Hà Nội là “phiên bản” của chùa Hương Hà Tĩnh. Ảnh minh họa.

Tương truyền, chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây. Ít ai biết rằng chùa Hương Tích ở Hà Nội là “phiên bản” của chùa Hương Hà Tĩnh. Ảnh minh họa.

Sư Ông Làng Mai kể chuyện 'Sự tích Bánh Chưng'

Chùa Bạch Tước thuộc quận Long Thọ hay tin ấy nhà vua không cấm cản chi, đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi với những nỗi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều. Nơi Bạch Tước Tự có mật lệnh của nhà vua phải buộc nàng làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhất. Nàng vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than, là vì khi nàng làm phận sự có những hùm beo, chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được thế cho nên bà sư cụ chùa Bạch Tước mới cụ sớ về triều tâu vua mọi sự. Vua cha bèn nghĩ ra một chước cốt làm nàng kinh khủng bỏ chùa mà về đền. Một bữa kia quân lính đến bao vây và phóng lửa thiêu chùa bốn mặt. Sư cụ và tất cả ni cô kinh tâm tán đởm chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát.

Tiếng kêu trời kêu đất inh ỏi! Nàng Diệu Thiện điềm tĩnh như thường. Nàng chỉ lâm râm cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Nàng bèn rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tươi lên không trung, tức thì mây kéo mịt mù, thiên hôn địa ám, mưa xuống như cầm chĩnh mà đổ. Bị đám mưa to các ngọn lửa đỏ ngất trời kia lần lần êm dịu rồi tắt. Thấy vậy quân chạy về phi báo. Nhà vua liền hạ lệnh bắt nàng và đưa về đền.

Tam bảo chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Tam bảo chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Khi điệu nàng về tới, nhà vua dạy mở yến tiệc ca hát, bày một cuộc lễ hội thật lớn cốt để đem nàng trở lại quãng đời phong lưu khoái lạc. Nhưng các cuộc bài trí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép nàng vào tử hình cũng không thấm vào đâu. Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm quyết nàng và dạy ba quân điệu nàng khỏi đền mới hành hình. Thần hoàng bổn cảnh liền tâu sự ấy lên cho Ngọc Đế rõ. Đức Ngọc Đế hạ lệnh cho thần hoàng bổn cảnh giữ gìn hồn nàng đừng cho nhập địa phủ. Giờ hành hình đến, giám sát vừa giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Giám sát bỏ gươm rút giáo toan đâm thì giáo lại tét làm hai. Giám sát chỉ còn một nước là xử giảo nàng (thắt cổ).

Đến giờ hành hình thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mà chung quanh mình nàng thì hào quang hiện ra sáng rỡ. Thần bổn cảnh liền hóa ra một con hổ, từ trong rừng xanh nhảy ra và cõng thây nàng chạy thẳng vô núi. Những kẻ đi xem hoảng chạy tứ tung. Quan quân và giám sát ảo não muôn phần, lật đật về triều tâu vua mọi sự. Nhà vua không nao núng và lại cho rằng cọp tha thây là một sự trừng phạt nặng nề, gán thêm vào sự trừng phạt của nhà vua để phạt nàng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh vua cha.

Sự tích về chùa Phật cô đơn

Am Phật Bà chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Am Phật Bà chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Nhờ huyền diệu ấy mà nàng DIệu Thiện tuy chết nhưng xác vẫn còn nguyên. Lúc ấy nàng mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, cơ hồ như nàng đã lướt gió tung mây... Khi tỉnh lại nàng lấy làm lạ mà thấy mình ở vào một thế giới không nhật nguyệt, tinh tú, không núi non, không người, không loài vật.Khi tỉnh dậy nàng Diệu Thiện lấy làm bối rối chưa biết phải đi phương nào. Lúc ấy Đức Phật Thế Tôn hiện ra trên mây dạy nàng phải ra giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm.

Thắng cảnh nước Nam: Chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ Tự có nghĩa là Chùa Thơm, chùa có danh hiệu “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, xếp vào hàng 21 thắng cảnh nước Nam xưa kia. Chùa nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích - một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một quần thể gồm nhiều di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật, một vài ngôi đền thờ Thần, trong đó cả cả những ngôi đền mang tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể chùa Hương ở độ cao 650m so với mặt nước biển, được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Ngoài ra còn có miếu cửa rừng, trạm nghỉ Phật Bà, am Giác Phổ, khe Quỷ Khốc, thác Giải Oan, Bãi chợ, chùa Thượng, Nhà thờ tổ, điện Thánh Mẫu, am Diệu Thiện, am Dược Sư, nền Trang Vương, am Bát Cảnh… Phía sau chùa là vô số tảng đá lớn, xung quanh nhiều cây cổ thụ vươn ra tỏa bóng rêu phong xuống các mái chùa, tạo cho cảnh thêm u tịch, trầm tư, linh thiêng, huyền ảo… Chùa còn có những cảnh sắc tuyệt đẹp liên kết như: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên Tắm...

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Tương truyền, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây. Ít ai biết rằng chùa Hương Tích ở Hà Nội là “phiên bản” của chùa Hương Hà Tĩnh.

Tương truyền, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và đến nay, những “dấu thơm” của Phật vẫn còn in dấu nơi đây. Ít ai biết rằng chùa Hương Tích ở Hà Nội là “phiên bản” của chùa Hương Hà Tĩnh.

Tương truyền vào thế kỷ XIII thì chùa được xây dựng. Năm 1885, chùa bị một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi. Năm 1901, Tổng đốc An -Tĩnh là Đào Tấn tiến hành quyên góp tiền trùng tu và xây dựng lại chùa. Năm 1936 Vua Bảo Đại cho người chạm khắc chùa Hương Tích vào Anh Đỉnh - một trong 9 đỉnh đồng lớn đặt ở Đại Nội Huế. Năm 1990, Bộ Văn hóa -Thông tin Việt Nam đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2003, chùa được trùng tu. Năm 2006, chùa được đại trùng tu. Hiện nay, hệ thống hạ tầng tại chùa được đầu tư xây dựng hiện đại, thu hút du khách khắp nơi về đây dâng hương, thưởng lãm cảnh chùa.

Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Xung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên, khe quỷ khóc. Tại chùa Hương Tích có tượng Thần Hổ đặt ở trên đường đi lên chính điện để người dân thờ cúng. Tượng được đặt ở phía bên phải, theo hướng đi lên khu vực chính điện. Hổ Thần được làm bằng bê tông, sơn màu vàng, ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh có phải là ‘chùa gốc’?

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một quần thể gồm nhiều di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật, một vài ngôi đền thờ Thần, trong đó cả cả những ngôi đền mang tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu.

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một quần thể gồm nhiều di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật, một vài ngôi đền thờ Thần, trong đó cả cả những ngôi đền mang tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu.

Trong Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí của Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tấm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong quần thể kiến trúc chùa Hương Tích đó là Cung Tam Bảo. Nơi quy tập rất nhiều pho tượng Phật có niên đại từ hàng trăm năm đến hàng nghìn năm. 50 pho tượng Phật ngồi im kín điện, cao ngang tầm ngực, mây bay vờn quanh. Tất cả như khoác lên một vẻ lung linh hư ảo giữ sương mây, lửa nến.

Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh.

Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh.

Hai ngôi chùa Việt ở Hoa Kỳ đón nhận bằng xác lập từ Tổ chức Kỷ lục Người Việt Toàn cầu

Để lên được chùa Hương, khách tập phương có chọn lựa một là đi bộ (hoặc xe điện) gần 5 km, đi qua cánh rừng thông ngút ngàn, xanh mướt. Hai là đi thuyền trên đập Nhà Đường (khoảng 2 km) ngắm nhìn nước từ khe quỷ khóc chảy ra, ngắm cảnh suối nước thơ mộng đẹp như trong tranh vẽ để đến cổng chùa. Sau đó men theo khe quỷ khóc lên đến đến suối Hương Tuyền, rồi tiến hành đi cáp treo lên chùa. Đường lên chùa rợp bóng thông xanh mát, cả hành trình du khách sẽ được nghe tiếng suối hòa quyện với tiếng thông reo giữa mênh mông trời đất. Càng lên cao du khách càng bị cuốn hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình, từ trên cao nhìn những đám mây lững lờ trôi phía dưới lại tưởng như đang lạc vào chốn Bồng Lai tiên cảnh.

Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.

Những năm gần đây đã chuyển sang ngày mùng 6/1 âm lịch

Những năm gần đây đã chuyển sang ngày mùng 6/1 âm lịch

Nếu đường vào chùa Hương ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng theo dòng suối có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Trước đây, du khách phải rẽ đường, vượt dốc núi dài gần tới 4.000m để tới chùa Hương nhưng hiện nay đã được trang bị hệ thống xe điện, cáp treo, thuyền đò nên du khách vừa có thể thưởng ngoạn danh thắng nơi đây từ trên cao, lướt thuyền giữa mênh mang sông nước nhưng cũng vừa có thể đi bộ vãn cảnh núi non.

Những năm trước, lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày 18/2 âm lịch nhưng những năm gần đây đã chuyển sang ngày mùng 6/1 âm lịch, mở đầu cho năm du lịch của tỉnh Hà Tĩnh. 

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm