Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/03/2021, 14:12 PM

Cứu chúng sinh thoát khỏi luân hồi

Trong 49 năm thuyết pháp, tùy theo căn cơ chúng sinh, đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni chỉ dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Trong đó, pháp môn niệm Phật không ai hỏi mà Phật tự thuyết.

Niệm Phật là niệm danh hiệu Phật A-di-đà. A-di-đà có 3 nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang và Vô lượng công đức. Vô lượng công đức là công đức nhiều không thể nghĩ bàn, Vô lượng thọ là sống lâu không thể tính đếm, và Vô lượng quang là ánh sáng vô lượng, chiếu soi cùng khắp.

Mặt trời có thể chiếu đến tất cả nơi, nhưng những chỗ bị che chắn thì ánh sáng không thể xuyên thấu. Song, ánh sáng của Phật lại khác, không những soi chiếu khắp nơi, mà còn có thể soi thấu đến tận hang cùng ngõ hẻm, cả những nơi tối tăm nhất như địa ngục A-tỳ.

Người niệm Phật, nhớ Phật nhất định sẽ thành Phật. Khi chuyên tâm niệm Phật từ ngày này qua ngày khác, chúng ta sẽ được Phật A-di-đà nhiếp thọ, khiến căn lành tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, si mê chuyển thành trí tuệ, phiền não chuyển thành Bồ-đề. Đây gọi là tha lực gia hộ của Phật.

Người niệm Phật, nhớ Phật nhất định sẽ thành Phật.

Người niệm Phật, nhớ Phật nhất định sẽ thành Phật.

Niệm Phật là nhớ đến đức hạnh từ, bi, hỉ, xả của Ngài, noi gương Ngài làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Khi niệm Phật, những điều xấu dần dần rơi rụng, điều tốt mỗi lúc lớn thêm. Ai trong chúng ta cũng đều có tâm niệm tốt và tâm niệm xấu. Tâm niệm xấu dễ phát sinh giống như dòng nước chảy xuôi. Tâm niệm tốt thì ngược lại. Một khi tâm niệm tốt nổi lên thì tâm niệm xấu lặn xuống. Do đó, để duy trì tâm niệm tốt, chúng ta cần phải tỉnh giác, luôn niệm Phật.

Phật Thích-ca vì thương chúng sinh nên nói ra pháp môn niệm Phật. Ngài huyền kí trong kinh Đại Tập: “Đời mạt pháp ức ức người tu hành, khó có người nào đắc độ, chỉ nương pháp môn niệm Phật mà thoát luân hồi”.

Lời Phật dạy quả thật không sai. Từ xưa đến nay, có biết bao người niệm Phật được vãng sinh về cõi Phật. Khi Phật Thích-ca thuyết pháp môn niệm Phật, mười phương chư Phật đều khen ngợi Ngài làm việc khó làm, đã ở đời ác ngũ trược tu hành đắc đạo, chỉ dạy chúng sinh pháp môn thẳng tắt, nhiệm mầu. Do vậy, pháp môn này đều được tất cả chư Phật hộ niệm, tán thán.

Phật A-di-đà khi còn là Tỷ-kheo Pháp Tạng, Ngài đã phát ra 48 đại nguyện cứu độ chúng sinh. Khi công thành quả mãn, Ngài thành Phật hiệu A-di-đà, là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Vì thương xót chúng sinh trầm luân trong sinh tử, Phật Thích-ca đã giới thiệu cảnh giới Tây Phương hạnh phúc an vui để chúng sinh thú hướng.

Người niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, khi lâm chung, Phật A-di-đà sẽ đến tiếp dẫn người đó vãng sinh Tịnh độ. Mười phương thế giới có hằng hà sa số chư Phật, chỉ có Phật A-di-đà phát 48 đại nguyện thù thắng tiếp dẫn chúng sinh về nước của Ngài.

Niệm Phật sẽ được an lạc trong hiện tại và tương lai, vì nhớ Phật thì tâm sinh hoan hỷ.

Niệm Phật sẽ được an lạc trong hiện tại và tương lai, vì nhớ Phật thì tâm sinh hoan hỷ.

Niệm Phật là nhớ đến Phật, nhớ Phật thì không bị lục trần chi phối, tâm dần được an định, trí tuệ phát sinh. Đức Phật có đầy đủ Tứ vô lượng tâm. Tất cả chúng sinh đều có như Ngài. Sở dĩ chúng ta chưa sống được với Tứ vô lượng tâm ấy vì tâm chúng ta đang bị vô minh che đậy, cũng giống như tấm gương sáng bị bụi phủ đầy, nên quang minh chưa hiển lộ. Nay biết niệm Phật, gạn lọc những ý nghĩ xấu, tâm luôn nhớ Phật, nhớ đến hạnh nguyện cao cả của Ngài thì chúng ta sẽ dần đồng với Ngài.

Niệm Phật sẽ được an lạc trong hiện tại và tương lai, vì nhớ Phật thì tâm sinh hoan hỷ. Nếu nhớ đến ngũ dục thì sẽ bị chúng lôi cuốn, làm ta chao đảo, mất tự chủ.

Tất cả những gì có hình tướng đều là giả tạm, không thật. Vậy nên, Phật dạy chúng ta luôn nhớ Phật niệm Phật để mau được thành Phật. Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, nước dưới sông có lúc đục lúc trong, con người có đoàn tụ tất phải chia ly, có sinh ắt có tử. Do đó, muốn thoát luân hồi khổ, phải gấp niệm Di-đà. Chỉ cần tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên, người niệm Phật sẽ được an lạc trong hiện tại, tương lai chắc chắn sẽ được vãng sinh…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm