Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/11/2020, 09:49 AM

Sự cấp thiết phải thoát vòng luân hồi sinh tử

Ở trong nẻo luân hồi, chúng sinh xác thật đã chịu nhiều nỗi thống khổ lớn lao. Nếu người học Phật mà không để tâm quán sát nỗi thống khổ ấy, thì dù học Phật cũng không được kết quả tốt, bởi không có tâm lo sợ cầu thoát ly.

Kinh nói: "Nếu tâm lo sợ khó sinh, tất lòng thành khó phát". Đức Thế Tôn khi xưa thuyết pháp Tứ Diệu Đế cho năm người nhóm ông Kiều Trần Như, trước tiên đã nói về Khổ Đế, vẫn không ngoài ý này. Vậy chúng ta thử y theo thuyết Khổ Đế của Đức Phật đã chỉ dạy, mà quán sát nỗi thống khổ của kiếp người. Như thế ta sẽ có được một quan niệm rõ hơn: "Tại sao mình lại cần phải mau thoát vòng luân hồi sinh tử?".

Trong Khổ Đế của Đức Thế Tôn thuyết minh, có tám điều. Nỗi khổ của kiếp người vẫn vô cùng, mà tám điều này giữ phần cương lĩnh.

Niệm Phật để thoát khỏi luân hồi sinh tử

Bị những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ.

Bị những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ.

Điều thứ nhất là Sinh Khổ, tức chỉ cho nỗi khổ trong cái sinh. Loài người khi ở trong thai đã có tình thức. Do có tình thức nên có sự cử động cảm xúc. Khi mẹ ăn thức lạnh vào, cảm thấy như ở trong giá băng; lúc ăn thức nóng vào, cảm thấy như bị nung đốt. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, muỗi kiến cắn đốt, chỉ biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật thấy rõ những chi tiết ấy, nên Ngài xác nhận là khổ. Nếu như Sinh không khổ thì khi lọt lòng trẻ đã chẳng kêu khóc oa oa. Vì thế, cổ đức đã than:

Vừa khỏi bào thai lại nhập thai.

Thánh nhân trông thấy động bi ai!

Huyễn thân xét rõ toàn nhơ nhớp.

Thoát phá mau về tính bản lai.

Điều thứ hai là Lão Khổ, tức sự khổ trong lúc tuổi già. Con người khi già rồi, các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn thấy kém ngon, ngủ không thẳng giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng lần lần đau nhức chuyển rụng. Dù cho bậc thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên dung, khi đến tuổi này âu cũng:

Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa.

Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh!

Lắm kẻ tuổi già lờ lẫn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu đều nhớp nhơ, con cháu dù thân, cũng sinh nhàm chán. Kiếp người dường như kiếp hoa, luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho hương sắc, nó cũng đem đến cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không chi vui, thân người thật không chi đáng luyến! Vì thế Đức Phật mới bảo: “Già là khổ!”.

Dấu vết nghiệp trong guồng quay luân hồi

Bị những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ.

Bị những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ.

Điều thứ ba là Bệnh Khổ, tức sự khổ trong cơn đau yếu. Có thân là có bệnh, từ những thứ bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương. Có người vướng phải những bệnh nan y như: lao, cùi, ung thư, bại xuội. Trong cảnh ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn kém hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình bị khổ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho người quyến thuộc. Đó là trên khổ mà gia thêm khổ! Nỗi khổ về bệnh là sự hiển nhiên, chúng ta rất dễ nhận thức.

Điều thứ tư là Tử Khổ, tức sự khổ trong lúc chết. Mọi người đều muốn sinh thuận, tử an, nhưng việc ấy rất khó được, bởi khi chết đau đớn, sợ hãi khốn cùng.

Thân đã như thế, tâm thì hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ thân nhân, muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đề cập đến chữ Chết mấy ai đã muốn nghe, nói chi là ưa thích. 

Điều thứ năm là Ái Biệt Ly Khổ, tức sự khổ khi xa lìa người thân yêu. Điều này trong hoàn cảnh chiến tranh, ta càng thấy rõ. Lại biết bao kẻ tuổi hãy còn xuân, tử thần cướp đi người yêu quí, phải chịu cảnh góa bụa bơ vơ. Còn biết bao trẻ em quyến thuộc đều chết, thiếu tình thân mật, sống vất vưởng nơi làng cô nhi! Đây là nỗi khổ về tử biệt. Cho nên trong thời buổi này, biển nhớ sông thương đã sâu dài, mà núi hận trời sầu cũng cao rộng! Cảnh sinh ly tử biệt với người thân yêu, quả thật là khổ!

Có thân là có bệnh, từ những thứ bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương.

Có thân là có bệnh, từ những thứ bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương.

Những điều kiện quyết định sự luân hồi

Điều thứ sáu là Oán Tắng Hội Khổ, tức sự khổ về oan gia hội ngộ. Bị những kẻ đối nghịch thù oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ. Lại còn nhiều gia đình, cha mẹ anh em hoặc vợ chồng không đồng ý kiến, thường có sự tranh cãi giận ghét buồn phiền lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan gia, đâu có chi là hạnh phúc!

Điều thứ bảy là Cầu Bất Đắc Khổ, tức sự khổ về mong cầu không toại ý. Trong đời sống, con người có rất nhiều ước vọng mong cầu. Đại khái như nghèo muốn cho giàu, xấu muốn cho đẹp, không con muốn cho có con, có con muốn cho nó nên người thông minh hiếu thuận. Ngàn muôn ước vọng như thế, cầu mong mà không toại ý, đó là nỗi khổ.

Điều thứ tám là Ngũ Ấm Xí Thịnh Khổ, tức sự khổ về năm ấm hừng thịnh. Năm ấm là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản: Đây tức là sự khổ về thân, tâm. Điều thứ tám này bao quát bảy món khổ trước: thân thì sinh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.

Khi xưa thái tử Tất Đạt Ta dạo chơi bốn cửa thành thấy cảnh già bệnh chết, Ngài là bậc trí lự sâu xa, cảm thương đến nổi khổ của kiếp người, nên bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát. Trái lại, những kẻ trí tính dung thường, xét nghĩ cạn cợt, không biết suy tư về cái khổ, nên hằng lấy khổ làm vui. Có kẻ, nếu nói Sinh là khổ; họ bảo: khi sinh ra tôi không biết chi, nên chẳng thấy khổ! Nếu nói Già là khổ; họ bảo: hiện tại tôi chưa già! Nếu nói Bệnh là khổ; họ bảo: từ trước tới giờ tôi thường khoẻ mạnh, rất ít đau yếu, nếu có bệnh cũng chỉ xoàng thôi, không thấy chi là khổ! Nếu nói Chết là khổ; họ bảo: cái chết chưa đến, biết đâu đó như là một giấc ngủ yên? Nếu nói Thương chia lìa là khổ; họ bảo: gia quyến tôi vẫn đoàn tụ vui vẻ, không có sự biệt ly! Nếu nói Oán gặp gỡ là khổ; họ bảo: tôi đâu có làm gì để ai oán ghét mưu hại? Nếu nói Cầu không được là khổ; họ bảo: cuộc sống của tôi đầy đủ như ý, không còn mong cầu chi khác.

Con người khi già rồi, các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn thấy kém ngon, ngủ không thẳng giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng lần lần đau nhức chuyển rụng.

Con người khi già rồi, các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn thấy kém ngon, ngủ không thẳng giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng lần lần đau nhức chuyển rụng.

Luân hồi có thật hay không?

Thế thì kẻ ấy không có khổ ư? Họ có khổ, tức là là sự khổ về năm ấm, hay thân tâm đều sung thịnh. Thân tâm cường kiện sung thịnh sao lại khổ? Chúng ta thử xem trên xã hội này, những án như: bắn giết, cướp bóc, đánh chém nhau. Các án tích ấy, một phần do hạng người nhàn rỗi, thân tâm quá sung mãn đầy đủ, họ bị những kích thích về tâm lý, sinh lý, ngồi đứng không yên, vô sự sinh sự, gây nên những việc hung tàn. Như hiện nay từ Âu Mỹ đến Việt Nam, rất nhiều kẻ sống theo trào lưu cuồng loạn, say đắm theo rượu mạnh, nhảy nhót, hút cần sa hoặc chích ma túy, dâm dật, buôn lậu, ưa thích nhạc kích động, ăn chơi đủ cách, cho đến thích nguy hiểm, bạo hành. Thân và Tâm của họ không yên, như ngọn lửa phừng cháy gây nên nhiều lỗi lầm tội ác, để rồi phải chịu khổ. Đó chính là cái khổ "Năm ấm hừng thịnh."

Tám điều trên đây gọi là Bát khổ. Tám món khổ này chỉ là đại cương, nội dung của nó còn bao gồm nhiều mối khổ khác. Chúng ta thử quán sát mình và người, phải chăng đã chịu ít nhiều trong Bát khổ? Người học Phật nếu biết suy tư đến tám mối khổ lớn của nhân sinh, có thể gọi là đã đến gần với đạo vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm lắng nghe

Kiến thức 09:59 23/04/2024

Đa số chúng ta hay thích nói mà không thích nghe người khác nói, nên mới có sự tranh chấp, cãi vả, dẫn đến sống với nhau mà không được hòa hợp.

Con đường của ngoại hình xấu đẹp

Kiến thức 08:37 23/04/2024

Thân hình không đoan chánh nghĩa là ngoại hình có vấn đề không như ý. Như lùn quá hay cao quá, đen quá hay trắng quá, mập quá hay ốm quá, khiếm khuyết hay tật nguyền chỗ này hoặc chỗ kia,... Ngược lại, thân hình đoan chánh là người có hình thể cân đối, vẻ ngoài dễ nhìn, nhiều người có thiện cảm.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (2)

Kiến thức 08:15 23/04/2024

Như phần trước đã đề cập, kinh Pháp Hoa ngoài việc chuyển tải giáo nghĩa giải thoát, khẳng định khả năng và con đường thành Phật cho tất cả chúng sanh thì đồng thời và trước tiên, nó được xem là một tác phẩm văn học.

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Kiến thức 07:05 23/04/2024

Thuở xưa Đức Phật diễn nói Kinh Pháp cho hàng trời người ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Bấy giờ có hai vị Khất Sĩ mới xuất gia ở thành Vương Xá và muốn đến bái kiến Đức Phật. Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống.

Xem thêm