Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/08/2024, 10:48 AM

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng: Báo hiếu không có mùa

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM chia sẻ như vậy. Theo vị giảng sư trẻ này, đạo hiếu thấm nhuần trong mỗi người dân Việt, bắt đầu bằng những bài học về kính lễ, phụng dưỡng cha mẹ khi con sống và luôn tưởng nhớ khi đã khuất.

Nhân mùa Vu lan - Báo hiếu, Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng dành cho Tuổi Trẻ trò chuyện xoay quanh về hiếu hạnh, cách báo ơn cha mẹ ý nghĩa nhất…

Thật ra mà nói thì cha mẹ chưa bao giờ tính đếm với chúng ta theo kiểu cho một phải trả một, mà tình thương của cha mẹ lúc nào cũng là tình thương vô điều kiện. Cho nên, dù là vật chất hay tinh thần thì cái ba mẹ cần nhất vẫn là cái tâm hiếu thảo, luôn thương yêu, hướng về cha mẹ của những người con. Dù làm gì đi nữa thì chúng ta hãy luôn đặt cái tâm đó của mình vào.

Anh TAm 1

Đại đức THÍCH NGỘ TRÍ DŨNG

Từ tích xưa đến hiếu đạo được lưu truyền

* Thưa thầy, nói đến tháng Bảy âm lịch, người nào cũng định danh là tháng Vu lan - mùa Báo hiếu. Tháng Vu lan - mùa báo hiếu mang ý nghĩa gì?

- Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng: Tháng bảy âm lịch được xem là mùa báo hiếu bởi gắn với tích truyện của nhà Phật - Tôn giả Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình (bà Thanh Đề) ra khỏi kiếp ngạ quỷ theo Pháp Vu lan Bồn được Đức Phật chỉ dạy.

Theo đó, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng làm theo lời Phật dạy, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15-7 âm lịch, nương nhờ vào hợp lực tu hành của chư Tăng sau 3 tháng An cư kiết hạ để người mẹ của mình được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu lan bồn pháp) mà làm”.

Từ sự kiện này, lời Phật dạy đã đi dần vào cuộc sống, thấm nhuần vào trong tâm thức của mỗi người con Việt. Theo đó mà rằm tháng 7 âm lịch hay rộng hơn là tháng 7 âm lịch hằng năm đã trở thành dịp quan trọng để tưởng nhớ công ơn cha mẹ của những người con.

* Về báo hiếu, đó phải là công việc mỗi ngày chứ đâu cần theo mùa, đợi dịp gì?

- Đúng như vậy! Báo hiếu là bổn phận của mỗi người con trong suốt cuộc đời này, mọi lúc, mọi nơi, như Đức Phật đã chỉ dạy: “Cho dù hai vai cõng cha mẹ đi giáp vòng hòn núi Tu Di, trải qua trăm ngàn kiếp cũng chưa đền đáp được ơn đức của cha mẹ”. Lời dạy ngắn của Đức Phật đủ để ta thấy, còn cơ hội là ta vẫn còn tiếp tục báo hiếu, chứ việc báo hiếu mẹ cha chưa khi nào là đủ cả.

Còn vào tháng 7 hay rằm tháng 7 chỉ là một dịp để chúng ta cùng nhau ngồi lại, nhắc lại, ôn lại về công ơn, cách báo hiếu cho cha mẹ theo lời Phật dạy gắn liền với pháp Vu lan bồn, tích truyện Mục Kiền Liên cứu mẹ (như nói trên) - vốn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được truyền thừa qua nhiều thế hệ.

Theo đó, trong dịp này, mọi người thường về chùa với sự hướng dẫn của chư Tăng Ni để có thể hiểu được sâu sắc hơn về cách báo hiếu mẹ cha của một người con Phật. Vì vậy mà tháng 7 được xem là “mùa báo hiếu” trong ý nghĩa nhắc nhớ này.

Báo hiếu cũng phải học

* Theo thầy, người trẻ hiện nay cần làm gì để báo hiếu một cách thiết thực nhất?

- Thiết thực nhất, trong hiện tại này đó là bằng những gì mình có thể làm được mang lại hạnh phúc cha mẹ trong cả hai phương diện vật chất và tinh thần.

Theo tôi, bạn có thể báo hiếu bằng các việc làm cụ thể như: cung cấp cho ba mẹ các vật dụng cần thiết bằng chính sức lực của mình, chăm sóc ba mẹ khi ba mẹ bệnh, luôn bên cạnh tâm sự, chia sẻ cùng ba mẹ (nếu ở xa có thể thường xuyên gọi điện, thăm hỏi), vâng lời ba mẹ, thực hiện các tâm nguyện của ba mẹ…

Thật ra mà nói thì cha mẹ chưa bao giờ tính đếm với chúng ta theo kiểu cho một phải trả một, mà tình thương của cha mẹ lúc nào cũng là tình thương vô điều kiện. Cho nên, dù là vật chất hay tinh thần thì cái ba mẹ cần nhất vẫn là cái tâm hiếu thảo, luôn thương yêu, hướng về cha mẹ của những người con. Dù làm gì đi nữa thì chúng ta hãy luôn đặt cái tâm đó của mình vào.

Bên cạnh đó, khi thấy ba mẹ mình có những việc làm sai trái, mình phải tìm cách khuyên ngăn, giúp cho ba mẹ tránh tạo các ác nghiệp. Là một người trẻ, nếu đồng thời là một người Phật tử nữa, thì tôi tin các bạn sẽ nhận thức được mọi ý nghĩ, lời nói, hành động trên lý nhân quả. Do vậy, mỗi người sẽ chủ động khuyên ba mẹ năng làm lành và tránh làm các nghiệp ác, để ba mẹ không chỉ hạnh phúc trong hiện tại mà còn trong cả tương lai.

Nước mắt mùa Vu lan

Nước mắt mùa Vu lan

* Vâng, cái ý khuyến thiện cho ba mẹ rất hay và tích cực, vì dù là ai, chỉ cần biết dừng làm ác, năng làm thiện liền có bình an, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những người con không sống với hiếu đạo. Đối với người con bất hiếu, không phải trong đạo Phật mà trong ứng xử bình thường hình như cũng không ai chấp nhận được?

- Đây là điều trước giờ mọi người vẫn xem là một sự băng hoại đạo đức cần chấn chỉnh. Tuy nhiên Phật giáo không cho rằng con người sẽ xấu ác, bất hiếu mãi. Mỗi người chúng ta luôn có phần thiện bên trong, dù là một người con bất hiếu nhưng nếu nhận thức và có sự hối cãi thì vẫn có thể trở thành một người con hiếu thảo. Giống như câu chuyện vua A Xà Thế trong lịch sử Phật giáo, ông ấy từng giết cha nhưng về sau, khi gặp được Đức Phật, với sự bao dung và chỉ dạy của Đức Phật thì vị vua này đã thay đổi tốt hơn.

Điều tôi muốn chia sẻ ở đây, chúng ta không nên nhìn vào hành động bất hiếu của một người trong một thời điểm nào đó mà khắc khe, chấp chặt họ sẽ như vậy hoài. Mình cần có tâm thái bao dung, sự bao dung ở đây không phải là sự nhún nhường, chấp nhận một cách vô cảm mà bao dung để cho họ một cơ hội, đánh thức hạt giống hiếu hạnh vốn cũng có, đang tiềm ẩn trong tâm thức, để họ có thể thay đổi tốt hơn theo từng ngày.

* Trân trọng cảm ơn thầy!

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người sáng lập cộng đồng Sống chất Vương Thế Đạt: "Tôi chọn ăn chay"

Phỏng vấn 10:18 10/09/2024

Cộng đồng Sống chất - A life well-lived - do Vương Thế Đạt, một doanh nhân trẻ sáng lập, điều hành, tập hợp những người có tâm, kinh doanh trong ngành sức khỏe tham gia, đã phát triển khá mạnh trong thời gian qua. Với năng lượng tích cực, sự chân thành, Đạt đã truyền cảm hứng cho nhiều người sống chất hơn...

Nhà báo Phan Đăng: 'Bạn bè sợ tôi đi tu'

Phỏng vấn 11:02 31/08/2024

Sau nhiều năm trên cương vị thư ký tòa soạn báo chí, Phan Đăng, tác giả sách "39 câu hỏi cho người trẻ", đã quyết định nghỉ việc, dành toàn bộ thời gian cho một hướng đi mới.

Tác giả Tuệ Lạc: “Khi “ngộ” ra giá trị cốt lõi, con người ta buông nhẹ những phù du”

Phỏng vấn 14:11 22/08/2024

Tuệ Lạc, tác giả cuốn sách Sống sâu, Nxb Công Thương ấn hành, chia sẻ “Đời này ta phải sống sâu/ Sống sâu mới là thực sống”.

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng: Báo hiếu không có mùa

Phỏng vấn 10:48 18/08/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM chia sẻ như vậy. Theo vị giảng sư trẻ này, đạo hiếu thấm nhuần trong mỗi người dân Việt, bắt đầu bằng những bài học về kính lễ, phụng dưỡng cha mẹ khi con sống và luôn tưởng nhớ khi đã khuất.

Xem thêm