Vu lan báo hiếu và bông hồng cài áo

Rằm tháng bảy hằng năm là ngày cử hành lễ trọng: Lễ Vu lan báo hiếu.

Ở đời, với những đứa con, thì báo hiếu cha mẹ mình, nhất là báo hiếu mẹ, không chỉ là nghĩa vụ, mà là đạo nghĩa, lòng biết ơn, tình yêu thương, hàm chứa những gì cao cả bậc nhất của đạo làm người. Lễ Vu lan nhắc nhở tất cả mọi người, vì ai cũng có mẹ, cũng sinh ra từ mẹ, nên lòng biết ơn mẹ mình là tất yếu với tất cả chúng ta.

Vu lan báo hiếu và bông hồng cài áo 1

Lễ Vu lan mang dấu ấn Việt Nam, trở thành một đại lễ của tình yêu thương, của lòng biết ơn, lặng lẽ mà nhuần thấm, như những bông hồng cài áo mà chúng ta đã nhiều lần nghe qua bài hát Bông hồng cài áo - nhạc của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, lời thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Những "bông hồng cài áo" trong ngày lễ Vu lan không chỉ là lời nhắc nhở, nó còn là lời hứa thiêng liêng của tất cả những đứa con với mẹ mình. Đó là một trong những ngày lễ đẹp nhất trong năm, về mặt nào đó, nó cũng mang ý nghĩa như ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving) ở Mỹ.

Những ngôi chùa ở Việt Nam trong ngày lễ trọng này hoàn toàn không cúng dường, nhưng nhắc nhở chúng ta hướng tới những người mẹ Việt Nam còn sống trong vất vả nghèo túng, và đạo nghĩa của người Việt không chỉ là lo cho mẹ mình, mà còn lo cho những người mẹ nghèo khó cần được giúp đỡ ấy.

Như thế, ý nghĩa của ngày lễ Vu lan sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, được nâng cao hơn bằng lòng nhân ái của người Việt, và tinh thần chia sẻ là cầu nối chúng ta sát lại với nhau.

Trong ngày này, chúng ta cùng nghe lại ca khúc Bông hồng cài áo, và lan tỏa ý nghĩa của ca khúc bằng những hoạt động thiện nguyện. Tất cả là vì những người mẹ của chúng ta.

Bông hồng cài áo

(Thơ Thích Nhất Hạnh, nhạc Phạm Thế Mỹ)

"Một bông hồng cho em

Một bông hồng cho anh

Và một bông hồng cho những ai

Cho những ai đang còn mẹ

Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn

Rủi mai này mẹ hiền có mất đi

Như đóa hoa không mặt trời

Như trẻ thơ không nụ cười

Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền

Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng trăng sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào

Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau

Là tiếng dế đêm thâu

Là nắng ấm nương dâu

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em

Thì xin anh, thì xin em

Hãy cùng tôi vui sướng đi".

Nguồn Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hạnh phúc nảy mầm từ bên trong

Phật pháp và cuộc sống 13:37 17/04/2025

Có những ngày tôi ngồi một mình, nhìn mây trôi qua cửa sổ, lòng bỗng thầm hỏi: “Hạnh phúc là gì mà ai cũng đi tìm? Và… mình có thể tự tạo hạnh phúc cho mình không?”

Một ngày, bạn sẽ nhận ra...

Phật pháp và cuộc sống 15:16 16/04/2025

Một ngày, bạn sẽ nhận ra giữa cuộc đời giả tạm này, không có điều gì là vĩnh cửu. Không có tình thương vĩnh cửu, không có sự oán ghét vĩnh hằng, cũng không có điều tốt hay điều xấu nào là miên diễn.

Nghĩ về bất như ý: "Tôi xứng đáng nhận về điều đó"

Phật pháp và cuộc sống 14:31 16/04/2025

Nhà Sư dạy, khi một điều bất như ý xảy đến với bạn, đó không phải là ngẫu nhiên, mà đó chính là vì bạn-xứng-đáng-phải-nhận-điều-đó.

Học Phật không thể mê tín

Phật pháp và cuộc sống 14:22 16/04/2025

Có một thời gian, tôi hay đi chùa vào những ngày rằm, mùng một. Lúc ấy, tâm tôi chưa hiểu nhiều về đạo, chỉ biết theo mẹ, theo bà, thắp nén nhang, lầm rầm vài câu khấn, rồi thành kính cúi đầu mong được “bình an”, “may mắn”, “tai qua nạn khỏi”… Khi đó, tôi nghĩ rằng học Phật là như vậy – lễ bái và cầu nguyện. Mãi về sau, tôi mới hiểu, học Phật không phải là cầu khẩn, càng không thể là mê tín.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo