Đại lão HT.Thích Hiển Tu: “Chỉ nghĩ tới niệm Phật mỗi ngày”
Tết đến, Phật tử đi làm từ thiện, tha thứ, bao dung... chính là điều tôi mong và gửi gắm. Đồng thời, tôi cũng mong là những sinh hoạt trong những ngày Tết phù hợp với văn hóa và lời Phật dạy, không có việc bói toán, xin xăm, hái hoa bẻ cành nơi cửa Phật tôn nghiêm.
"Năm 7 tuổi tôi đã xuất gia, lúc đó ở chùa quê có tên là chùa Kiểng Phước (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đến nay, đón xuân mới này, tôi được 93 tuổi. Như vậy tôi có nhân duyên ở chùa trên 80 năm nên đã quen với không khí Tết trong chùa, kể cả chùa quê lẫn thành phố. Nhưng, bản thân tôi nghĩ, Tết chỉ có ý nghĩa với người thế gian, còn với người con Phật, xuân không phải ở chỗ thời tiết hay ngày tháng bình thường nữa.
Dù vậy, đối với kỷ niệm Tết, tôi cũng nhớ đôi chi tiết, như hồi còn chú tiểu, ở chùa quê còn nghèo nên mọi người đi chùa lễ Phật là chính; niềm vui của các chú tiểu là được Phật tử lì xì mừng tuổi, dù không nhiều và cũng không giữ tiền xài gì riêng cả.
Hòa thượng Thích Hiển Tu: “Tết là dịp để hướng thượng”
Lớn lên, tôi tham gia công tác Phật sự, rời quê Bến Tre lên Sài Gòn tu học, trú xứ tại chùa Xá Lợi từ khi chùa thành lập tới giờ, đã trên 50 năm. Tết ở thành phố có không khí riêng, nhưng đối với nhà chùa, dịp này chủ yếu là để phục vụ Phật tử đi lễ Phật, cầu an. Ngày Tết, tôi thấy việc phát tâm ủy lạo, chia sẻ khó khăn với đồng bào nghèo là điều hết sức nhân văn, cần phát huy. Ở chùa Xá Lợi, công tác này thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả do có Phật tử tín tâm hỗ trợ.
Người con Phật vui hội mùa xuân còn ứng với việc tưởng niệm Đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai sẽ ra đời để hóa độ chúng sinh nơi cõi Ta-bà. Nhớ tới Đức Phật Di Lặc là nhớ tới hạnh hoan hỷ của Ngài để mình từ-bi-hỷ-xả với mọi thứ không vui, kiến lập an vui cho bản thân và giúp cho mọi người được hạnh phúc, bình an.
Do đó, Tết đến, Phật tử đi làm từ thiện, tha thứ, bao dung... chính là điều tôi mong và gửi gắm. Đồng thời, tôi cũng mong là những sinh hoạt trong những ngày Tết phù hợp với văn hóa và lời Phật dạy, không có việc bói toán, xin xăm, hái hoa bẻ cành nơi cửa Phật tôn nghiêm. Mong mùa xuân là mùa hướng thượng của mỗi người từ cách nghĩ và ứng xử chứ không phải là mùa để cơ hội, cầu xin...
Chúc Phật tử có một mùa xuân an lành. Còn bản thân tôi, đến tuổi này rồi chỉ nghĩ tới việc niệm Phật mỗi ngày thôi!".
"Năm 7 tuổi tôi đã xuất gia, lúc đó ở chùa quê có tên là chùa Kiểng Phước (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đến nay, đón xuân mới này, tôi được 93 tuổi. Như vậy tôi có nhân duyên ở chùa trên 80 năm nên đã quen với không khí Tết trong chùa, kể cả chùa quê lẫn thành phố. Nhưng, bản thân tôi nghĩ, Tết chỉ có ý nghĩa với người thế gian, còn với người con Phật, xuân không phải ở chỗ thời tiết hay ngày tháng bình thường nữa.
Dù vậy, đối với kỷ niệm Tết, tôi cũng nhớ đôi chi tiết, như hồi còn chú tiểu, ở chùa quê còn nghèo nên mọi người đi chùa lễ Phật là chính; niềm vui của các chú tiểu là được Phật tử lì xì mừng tuổi, dù không nhiều và cũng không giữ tiền xài gì riêng cả.
Lớn lên, tôi tham gia công tác Phật sự, rời quê Bến Tre lên Sài Gòn tu học, trú xứ tại chùa Xá Lợi từ khi chùa thành lập tới giờ, đã trên 50 năm. Tết ở thành phố có không khí riêng, nhưng đối với nhà chùa, dịp này chủ yếu là để phục vụ Phật tử đi lễ Phật, cầu an. Ngày Tết, tôi thấy việc phát tâm ủy lạo, chia sẻ khó khăn với đồng bào nghèo là điều hết sức nhân văn, cần phát huy. Ở chùa Xá Lợi, công tác này thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả do có Phật tử tín tâm hỗ trợ.
Hòa thượng Thích Hiển Tu – Chân dung bậc Long tượng Phật giáo
Người con Phật vui hội mùa xuân còn ứng với việc tưởng niệm Đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai sẽ ra đời để hóa độ chúng sinh nơi cõi Ta-bà. Nhớ tới Đức Phật Di Lặc là nhớ tới hạnh hoan hỷ của Ngài để mình từ-bi-hỷ-xả với mọi thứ không vui, kiến lập an vui cho bản thân và giúp cho mọi người được hạnh phúc, bình an.
Do đó, Tết đến, Phật tử đi làm từ thiện, tha thứ, bao dung... chính là điều tôi mong và gửi gắm. Đồng thời, tôi cũng mong là những sinh hoạt trong những ngày Tết phù hợp với văn hóa và lời Phật dạy, không có việc bói toán, xin xăm, hái hoa bẻ cành nơi cửa Phật tôn nghiêm. Mong mùa xuân là mùa hướng thượng của mỗi người từ cách nghĩ và ứng xử chứ không phải là mùa để cơ hội, cầu xin...
Chúc Phật tử có một mùa xuân an lành. Còn bản thân tôi, đến tuổi này rồi chỉ nghĩ tới việc niệm Phật mỗi ngày thôi!".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm