Phật Giáo
Thứ sáu, 04/10/2024, 09:00 AM

Bổn hoài lớn nhất của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Bổn hoài lớn nhất của Sư ông Vạn Đức là truyền bá pháp môn Tịnh độ và làm sao dịch hết Đại tạng Đại thừa cho Phật giáo Việt Nam.

Bổn hoài lớn nhất của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là truyền bá pháp môn Tịnh độ và làm sao dịch hết Đại tạng Đại thừa cho Phật giáo Việt Nam.

Bổn hoài lớn nhất của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là truyền bá pháp môn Tịnh độ và làm sao dịch hết Đại tạng Đại thừa cho Phật giáo Việt Nam.

Năm 1955, sau khi thành lập chùa Vạn Đức, Sư ông đã khai hội “Cực lạc Liên hữu” khuyến tấn mọi người niệm Phật cầu sanh Cực lạc với cẩm nang là quyển Đường về Cực lạc mà khi nhập thất ở Linh Sơn cổ tự Sư ông đã biên soạn. Năm 1975, Sư ông dự định khởi công xây dựng “Pháp Bảo Viện” ở Linh Xuân, Thủ Đức với mục đích tập hợp nhân tài có khả năng phiên dịch về một chỗ để tập trung trí huệ phiên dịch Đại tạng Đại thừa, nhưng rồi thời thế xoay vần, dự định ấy đành dang dở.

Với bổn hoài đó, khi có duyên tiếp xúc với đại chúng dù Tăng hay tục, Sư ông chỉ dạy ba điều rất là bình dị: Ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Sư ông dạy: “Ăn chay phải thiệt ăn chay, không ăn ngũ vị tân để tăng trưởng lòng từ bi. Tụng kinh Đại thừa để tăng trưởng trí tuệ. Niệm Phật phải đủ Tín - Nguyện - Hạnh để một đời này giải quyết được sanh tử luân hồi”. Hay: “Đời mạt pháp có nhiều dị kiến, nên những gì không đúng với kinh điển Đại thừa thì không nên nghe theo”.

Những lời dạy đó, tuy bình dị nhưng đôi lúc ngẫm lại, tôi thấy cả đời cũng chưa chắc đã làm xong. Về sau này, chúng tôi thường xuyên mở khóa niệm Phật và tổ chức tụng đọc kinh điển Đại thừa, đồng thời trợ duyên cho các tổ chức dịch thuật in ấn để thực hiện phần nào bổn hoài ấy của Tôn sư.

Lời chia sẻ của Hòa thượng Thích Hoằng Tri, trụ trì chùa Vạn Đức, là một trong những đệ tử thân cận, gắn bó nhiều năm tháng với cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), trong nếp thiền môn thường ngày ở Vạn Đức thường gọi là “Sư ông”.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Công chúa Huyền Trân - Ni sư Hương Tràng

Chân dung từ bi 15:31 19/01/2025

Công chúa Huyền Trân - Ni sư Hương Tràng với chùa Nộn Sơn, một ấn tượng dân gian sâu sắc đầy tính nhân văn. Đây cũng là một tấm gương sáng trong lịch sử đấu tranh giữ nước, dựng nước dưới vương triều Trần, của nhân dân Đại Việt. Đó là niềm tự hào, một bài ca lưu truyền hậu thế.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Quang (1895 - 1953)

Chân dung từ bi 08:42 25/12/2024

Hòa thượng Thích Thiện Quang, pháp húy Hồng Xứng, là đệ tử của Tổ Chí Thiền - Như Hiển (1861-1933), tiếp nối dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40. Ngài là bổn sư của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo