Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/01/2023, 23:45 PM

Tiểu sử cố Hòa thượng Thích Trí Tấn (1906 - 1995)

Đối với đạo pháp, Hòa thượng trọn đời phụng sự ngôi Tam bảo, đối với dân tộc thì Hòa thượng luôn luôn tham gia các phong trào yêu nước cách mạng. Hòa thượng Thích Trí Tấn là một trong những tấm gương cao đẹp của Phật pháp.

Audio

Hòa thượng Thích Trí Tấn, thế danh Huỳnh Văn Xông, sinh ngày 15/02/1906 tại làng Dư Khánh, Tổng Chánh, Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa. Nay là ấp Dư Khánh, xã Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thân phụ là cụ Huỳnh Văn Bẩm, thân mẫu là bà Lê Thị Nghe. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình nho phong, lễ giáo, biết thờ cúng tổ tiên ông bà và tôn kính Tam bảo. Hòa thượng là con kế út trong gia đình có 05 anh chị em.

Năm 12 tuổi, cậu bé Huỳnh Văn Xông được song thân dắt đi chùa lễ Phật tại Hưng Long tự, với tướng mạo đoan trang, nét mặt dịu hiền, từ tốn lễ độ nên Sư ông Thới Biên – trụ trì chùa đã lưu tâm cảm mến, xoa đầu thế độ và thu nhận vào chùa làm công quả.

1

Sau 2 năm thường xuyên lui tới chốn thiền môn, tập tành công quả và quen dần tiếng kệ lời kinh. Tuy tuổi ấu thơ nhưng cậu bé Huỳnh Văn Xông tỏ ra cần mẫn, siêng năng, cố gắng hoàn thành những công việc mà Sư ông giao cho. Khi túc duyên lành đã chín mùi, cậu bé chính thức được Sư ông cho xuất gia đặt tên là Nhật Quân tự Nhất Bổn vào năm Canh Thân (1920).

Từ đây chú tiểu Nhất Bổn siêng năng, tinh tấn trong mọi công việc phật sự của chùa, chú tiểu đã thuộc làu bộ Luật Trường Hàng. Biết được bổn tánh siêng năng, cầu học của chú tiểu nên Hòa thượng trụ trì hầu như đã giao phó mọi công việc của chùa cho chú tiểu Nhất Bổn. Năm 1927 (Đinh Mẹo), Hòa thượng Bổn sư đã viên tịch. Lúc ấy thầy Tỳ kheo Nhất Bổn đã được 22 tuổi. Sau khi an táng và đứng ra xây dựng tháp bảy tầng để thờ Hòa thượng Bổn sư và thầy cũng lo sắp xếp công việc phật sự giao lại cho huynh đệ rồi tiếp tục lên đường cầu sư học đạo. Với quyết tâm cầu tiến, Thầy đã đến cầu pháp với HT.Thích Tâm Thường tại chùa Long hương, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và đã được Hòa thượng đặt pháp hiệu là húy Nhựt Tinh thượng Trí hạ Tấn.

Năm 1935. Hòa thượng đã được Chư Sơn Thiền đức và chư huynh đệ công cử về trụ trì chùa Hưng Long, nơi mà trước đây Hòa thượng đã xuất gia học phật. Năm 1958, Ngài được Giáo hội suy cử làm Tăng Giám tỉnh Biên Hòa thuộc Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, Giáo hội Lục hòa Tăng Việt Nam. Năm 1981, Hòa thượng được Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng suy cử làm Trưởng phái đoàn đi tham dự thống nhất Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội, cũng trong Hội nghị này Ngài được suy tôn làm thành viên HĐCM TƯ GHPGVN và Ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN.

Năm 1983, Đại hội Phật giáo tỉnh Sông Bé lần thứ nhất, Hòa thượng được suy cử làm Trưởng BTS tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Sông Bé và suốt trong 04 nhiệm kỳ từ năm 1983-1995, Hòa thượng đều được tín nhiệm chức vụ Trưởng BTS. Trong thời gian này, Hòa thượng đã tổ chức 03 giới đàn và Ngài làm Hòa thượng đàn đầu để tiếp dẫn hậu lai, dìu dắt tăng ni giữ gìn giới đức, tiến tu đạo nghiệp. Trong Đại hội kỳ 3, GHPGVN tháng 11/1992, một danh dự lớn Hòa thượng được hai HĐCM và HĐTS TƯ GHPGVN suy cử làm chủ tọa cho phiên họp để bầu Ban Thường trực của 2 hội đồng.

Năm 1923, Hòa thượng đến học đạo tại chùa Hội Khánh và được diện kiến và được nghe Ngài Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc đọc nhiều bài thơ yêu nước. Năm 1975-1983, Hòa thượng là Ủy viên MTTQVN huyện Tân Uyên. Từ 1983-1995, Hòa thượng là Ủy viên MTTQVN tỉnh Sông Bé và được UBMTTQ tỉnh tặng nhiều bằng khen. Đối với đạo pháp, Hòa thượng trọn đời phụng sự ngôi Tam bảo, đối với dân tộc thì Hòa thượng luôn luôn tham gia các phong trào yêu nước cách mạng. Hòa thượng Thích Trí Tấn là một trong những tấm gương cao đẹp của Phật pháp, là một vì sao bất tận đáng được nêu cao cho Phật giáo Đồ toàn quốc nói chung và tăng ni, phật tử trong Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng. Hòa thượng được thể hiện qua 4 câu thơ của Toàn Nhựt Thiền Sư:

Lưng mang bức tượng Di Đà

Chữ Trung, chữ Hiếu việc nhà vẹn phân

Dẫu cho đi trọn đường trần

Đạo tâm khá dễ một lần phôi phai.

Tiếp nối tinh thần và lý tưởng của Ân sư, HT.Thích Thiện Duyên – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, trụ trì chùa Hưng Long luôn là một người có tầm nhìn và tâm huyết với sự phát triển của Phật giáo tỉnh nhà. Hòa thượng đã đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong các công tác Phật sự của GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương, cũng như tại BTS Phật giáo thị xã Tân Uyên.

Bình Dương: Trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 29 cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm