Thứ, 20/07/2020, 08:17 AM

Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Việt - Lào

Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), tối 18/7, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp Ban Tổ chức Lễ hội Uống nước nhớ nguồn tổ chức đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Việt - Lào.

Tham dự Đại lễ có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân Khu IV, các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An.

Về phía Giáo hội phật giáo Việt Nam có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An, cùng hàng ngàn tăng, ni, Phật tử, nhân dân từ mọi miền Tổ quốc.

Trước khi vào buổi lễ, các đại biểu thắp hương tưởng niệm trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đền thờ trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Trước khi vào buổi lễ, các đại biểu thắp hương tưởng niệm trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đền thờ trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc tế Việt - Lào diễn ra với các nghi thức truyền thống gồm: dâng hương, dâng hoa lên Đài tưởng niệm; dâng hương kính bái anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sỹ; tưởng niệm và nguyện cầu cho anh linh những người con đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả được siêu thoát.Tại Đại lễ cầu siêu, hàng nghìn ngọn nến, bông hoa và nén hương thơm đã được các tăng, ni, Phật tử và nhân dân khắp mọi miền dâng lên các phần mộ, thể hiện lòng tri ân và báo ân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Trải qua hai cuộc kháng chiến giúp nước bạn Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào đã luôn kề vai, sát cánh và cùng với bạn vừa chiến đấu chống địch càn quét, vừa tiến hành xây dựng và củng cố các đoàn thể, chính quyền và xây dựng đất nước Lào.

Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu?

Đoàn đại biểu dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Đoàn đại biểu dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Trong số hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự đã có nhiều người hy sinh trên nước bạn Lào. Trong số đó, đã có hàng ngàn liệt sĩ được quy tập phần mộ về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Đây cũng là nghĩa trang lớn nhất quy tập các liệt sĩ của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Lào.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào là nơi tập trung các phần mộ của hơn 11.000 cán bộ, chiến sỹ tình nguyện và chuyên gia quân sự quê quán ở 47 tỉnh, thành trong cả nước hy sinh trên chiến trường Lào. 

Hiện nay, Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào có khoảng 6.900 phần mộ chưa rõ tên, quê quán và 570 mộ có tên nhưng lại chưa rõ quê quán liệt sĩ. Tại đây, phần lớn các liệt sĩ có quê ở Nghệ An,Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang…

Các đại biểu tham dự tại Đại lễ cầu siêu và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Phạm Bằng

Các đại biểu tham dự tại Đại lễ cầu siêu và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Phạm Bằng

Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, với sự tham gia đông đảo của hàng trăm tăng ni, Phật tử, người dân địa phương. Ảnh: Phạm Bằng

Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, với sự tham gia đông đảo của hàng trăm tăng ni, Phật tử, người dân địa phương. Ảnh: Phạm Bằng

Lễ cầu siêu tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên

Đại lễ cầu siêu là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và quốc tế cao cả.

Đây cũng là dịp để ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm, tôn vinh những tấm gương anh hùng bất khuất của lớp lớp cha anh đi trước và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 

Đến với buổi lễ, lãnh đạo các cấp, các đại biểu đã bày tỏ lòng tri ân sâu sắc trước sự cống hiến, hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả. 

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đọc diễn văn tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đọc diễn văn tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Phạm Bằng

Ông Nguyễn Hữu Sáng - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Bằng

Ông Nguyễn Hữu Sáng - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Bằng

Đồng thời, nguyện hứa trước anh linh các liệt sĩ, rằng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nghệ An nói chung và huyện Ạnh Sơn nói riêng sẽ quan tâm, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các thương bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình có công với cách mạng.

Buổi lễ diễn ra với các nghi thức truyền thống gồm dâng hương, dâng hoa lên Đài tưởng niệm; lễ cầu siêu; dâng hương kính bái anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sỹ; tưởng niệm và nguyện cầu cho anh linh những Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả được siêu thoát… Hàng nghìn ngọn nến, hàng nghìn bông hoa, nén hương thơm đã được các phật tử và nhân dân khắp mọi miền dâng lên thể hiện lòng tri ân theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Cầu siêu có ảnh hưởng đến vong linh không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm