Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/11/2013, 12:38 PM

Đại lễ Vesak là gì?

Lễ Phật đản được công nhận thành Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) là một sư kiện vô cùng hy hữu của tổ chức lớn nhất thế giới này. Có lẽ đây là một trong những quyết định rất đặc biệt mà LHQ ban hành, vì đây là một lãnh vực đặc biệt tế nhị và nhạy cảm.

 Lễ Khai mạc Vesak 2008 tại Việt Nam
Vesak là gì?

Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal.

Và từ xa xưa, Đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn - là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích ca mâu ni), đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào...

Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm.

Tuy nhiên, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất và đã được các truyền thống Phật giáo chấp nhận trong kỳ Ðại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961.

Riêng tại Việt Nam, trước năm 1964 các chùa và Hội Phật giáo đều tổ chức Lễ Phật đản vào ngày Mùng 8 tháng 4 Âm lịch. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời vào năm 1964, thống nhất Lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch theo quyết định chung của Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ nhất năm 1950 họp tại Tích Lan và lần thứ 3 năm 1952 họp tại Nhật. Từ đó đến nay, Phật giáo Việt Nam đều lấy ngày Rằm tháng 4 Âm lịch làm Đại lễ Phật đản.

Ngày Phật đản Quốc tế Vesak

Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn.

Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

Trong Nghị Quyết của Đại hội đồng LHQ viết rằng, “Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người…Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.”

Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và tới đây là năm 2014.

Đây là một vinh dự lớn lao cho hàng tỷ người yêu mến và theo đạo Phật trên thế giới, vì duy nhất chỉ có đức Phật mới được Đại hội đồng LHQ tuyên dương và công bố Đại lễ Vesak hằng năm cho toàn thế giới tưởng niệm.

Đại lễ này diễn ra với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo về các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian của nước đăng cai; du lịch thăm quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo.

Thời gian và địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak do nước đăng cai quyết định.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu nhân Đại lễ Vesak 2007: “Hơn 2.500 năm qua, những lời dạy của Đạo sư Giác ngộ, Phật Thích Ca vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của Ngài, đồng thời phát huy tinh thần Từ bi-Trí tuệ và Hòa bình mà Phật Tổ đã truyền trao”.

Tịnh Phương (Tổng hợp)
(*): Bài 2: Các kỳ Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc diễn ra từ năm 2004 đến 2013


TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm