Đằng sau cái gọi là thường rõ biết vẫn còn tiềm ẩn một ước mơ thành tựu lý tưởng!
Có khi nào con cần thời gian để thích nghi với trạng thái mới sau khi mở mắt không thầy? Hay con còn kẹt vì con không chấp nhận cuộc sống bình thường vốn có của con, mà con đã mong rằng thực hành tỉnh biết sẽ khiến con vui nhiều hơn?
Câu hỏi:
Kính thầy,
Sau một thời gian thực hành quan sát tỉnh biết, con đã thấy ra rất nhiều điều về con và cuộc sống của con. Ban đầu con rất vui sướng, con viết bài, làm thơ về nó rất nhiều. Nhưng đến một lần, con đột nhiên nhận ra rằng con đang mơ giấc mơ tiên về hậu giác ngộ nên con mới sung sướng đến vậy, cái khoảnh khắc nhận ra rằng chỉ có trạng thái tỉnh táo nhận biết hiện tại về cuộc sống và trạng thái này không có gì siêu việt, chỉ là không còn mơ mộng về bất cứ cái gì, và cuộc sống này vẫn vậy, con vẫn đi làm kiếm ăn, cái cây đầu đường vẫn vậy, bố mẹ, anh em, bạn bè, chồng vợ vẫn vậy, không khác đi, mà thậm chí bây giờ nhìn còn rõ ràng hơn. Thay vì vui sướng vì giờ đây mình đã nhìn thấu rõ rất nhiều thứ, thì tâm con lại trở nên buồn bã sâu thẳm. Không phải là cái buồn tiêu cực, mà nỗi buồn vì vỡ một giấc mơ lớn, không thể bấu víu vào một hạnh phúc tương lai kiểu như “có thêm tiền tôi sẽ hạnh phúc, đi sang Mỹ tôi sẽ hạnh phúc, giác ngộ xong tôi sẽ hạnh phúc…”
Con buồn như thế đã hơn nửa năm, vẫn sống bình thường và quan sát mọi diễn biến trong tâm, nhưng sao vẫn cứ buồn và vẫn cứ biết, dù con không hoảng hốt như xưa, hoặc mong cầu đổi đời sau giác ngộ.
Kính mong thầy chỉ dẫn thêm cho con, giải thích cho con hiểu về nỗi buồn này, con có bị bất ngờ và sốc khi giấc mơ hạnh phúc và đời thay đổi rơi xuống trần trụi. Thật ra, đời con đúng đã thay đổi lớn sau khi thực hành thấy biết như thật, lặng lẽ và ít kịch tính hơn, ít nói, ít giao tiếp nếu không thực sự cần, không còn vui vì vật chất nữa, không còn vui vì miếng ăn, thường xuyên 1 mình, cũng không bàn bạc về các vấn đề tâm linh nữa, chỉ lặng lẽ quan sát. Con cũng thấy chán ngán cái tâm trí chật chội của chính mình và người khác. Con chỉ cảm giác dễ chịu với thiên nhiên, động vật, hội hoạ, thủ công mặc dù con làm ngành nghề kinh doanh hơn 20 năm, giao tiếp xã hội sôi nổi.
Có phải sự thay đổi lớn, đột ngột về nhận biết đã gây ra nỗi buồn sâu và lâu như vậy không ạ?
Con xin cảm ơn thầy chỉ dạy.
Trả lời:
Điều này Anuruddha đã từng hỏi đức Phật: Vì sao thường rõ biết mà còn vẫn trạo hối? Phật chỉ ra rằng: Vì chưa an yên nơi Bất Tử (Niết-bàn: không sinh-hữu-tác-thành). Nghĩa là vẫn còn hữu-tướng-tác-cầu, tức đàng sau cái gọi là thường rõ biết đó vẫn còn tiềm ẩn một ước mơ thành tựu lý tưởng.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hành động không thuận pháp mới là tạo tác
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:38 08/11/2024Con thưa Thầy, Thầy vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của Thầy giúp con là: Tất cả các hành là khổ.
Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Xem thêm