Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/09/2021, 13:01 PM

Đạo Phật trong góc nhìn của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới

Là tôn giáo lớn của nhân loại, Phật giáo được nhiều người tôn kính và tu học. Trong hàng tỷ Phật tử trên thế giới có nhiều nhà khoa học, chính trị gia, nhà văn, nhà triết học…là tín đồ Phật tử thuần thành. Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các phát biểu, suy nghĩ của họ về Phật giáo và Đức Phật.

Nhà khoa học Albert Einstein (1879-1955)

Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động

Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động

Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gửi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich.

Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ.

Khoa học và lẽ vô thường của Phật học

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật.

Thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa Đạo Phật và khoa học, Albert Einstein từng nói: 

"Nếu có một tôn giáo có thể đối diện với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật."

“If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.”

Nhà khoa học Niels. Bohr (1885-1962)

Chân dung nhà khoa học Niels. Bohr

Chân dung nhà khoa học Niels. Bohr

Niels Bohr nổi tiếng thế giới là một trong những nhà khoa học nổi bật nhất của thế kỷ 20 với phát hiện chấn động của ông về cấu trúc của nguyên tử. Ông đoạt giải Nobel Vật lý năm 1922 cho công trình đột phá của ông. Các mô hình Bohr về nguyên tử, mà ông đặt tên sau khi chính mình, phỏng đoán rằng mức năng lượng của electron là rời rạc, và họ xoay trong rời rạc, quỹ đạo ổn định xung quanh hạt nhân nguyên tử, giống như các hành tinh quanh mặt trời.

Thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa Đạo Phật và khoa học, Nhà khoa học Niels. Bohr bày tỏ:

"Đối với một sự song song cho lý thuyết nguyên tử ... [chúng ta phải hướng đến những vấn đề nhận thức luận mà những tư tưởng gia như Đức Phật và Lão Tử đã đối diện rồi khi cố gắng để hòa hiệp các vị thế của chúng ta như những khán giả và diễn viên trong màn kịch vĩ đại của sự tồn tại.]

(Vật lý nguyên tử và tri thức con người)

“For a parallel to the lesson of atomic theory . . . [we must turn to those kinds of epistemological problems with which already thinkers like the Buddha and Lao Tzu have been confronted, when trying to harmonize our position as spectators and actors in the great drama of existence.”

(Atomic Physics and Human Knowledge)

Nhà khoa học Werner Heisenberg (1901-1976)

Chân dung nhà khoa học Werner Heisenberg

Chân dung nhà khoa học Werner Heisenberg

Werner Heisenberg là một nhà vật lý nổi danh của thế kỷ 20. Ông là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử và đoạt giải Nobel vật lý năm 1932.

Thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa Đạo Phật và khoa học, Werner Heisenberg cho rằng: 

"Sự đóng gióp khoa học vĩ đại trong lý thuyết vật lý đã đến từ Nhật Bản từ cuộc chiến cuối cùng có thể là một sự biểu hiện cho một mối quan hệ nào đó giữa những ý tưởng triết lý trong truyền thống Viễn Đông và triết học Schrödinger[1] ."

(Vật lý và Triết lý)

“The great scientific contribution in theoretical physics that has come from Japan since the last war may be an indication of a certain relationship between philosophical ideas in the tradition of the Far East and the philosophical Schrodinger.

(Physics and Philosophy)

[1] Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger (12 August 1887 – 4 January 1961): một người Áo, một nhà vật lý học và toán sinh học, một trong những cha đẻ của Cơ Học Lượng Tử.

Từ những phương pháp tiếp cận mới mẻ giữa hai địa cực tôn giáo và khoa học, nhà Vật lý Werner Heisenberg đã có những nhìn nhận hết sức sâu sắc: “Nhìn chung, có lẽ là trong lịch sử của tư duy loài người, những phát triển mang nhiều thành quả nhất thường xảy ra tại nơi hai luồng tư tưởng khác biệt gặp nhau. Những luồng tư tưởng này có thể bắt rễ trong những thành phần hoàn toàn khác nhau của văn hóa con người, trong nhiều thời đại khác nhau, hoặc môi trường văn minh khác nhau hoặc truyền thống tôn giáo khác nhau: vì thế nếu chúng thực sự gặp gỡ nhau, hay ít nhất chúng liên hệ được với nhau để có một sự tác động lên nhau, thì ta có thể hy vọng những phát triển mới mẻ và thú vị sẽ kéo đến sau”. 

Phật pháp lấp lánh hơn dưới ánh sáng khoa học

Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer (1904-1967)
Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer

Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer

Julius Robert Oppenheimer (22/4/1904-18/2/1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những “cha đẻ của bom nguyên tử” với vai trò quan trọng trong dự án Manhattan, dự án thời Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa Đạo Phật và khoa học, Julius Robert Oppenheimer cho biết rằng:

"Khái niệm tổng quát về sự thấu hiểu của con người ... là điều được soi sáng bởi những sự khám phá trong vật lý nguyên tử không phải trong bản chất của mọi vật hoàn toàn xa lạ, hoàn toàn chưa nghe đến, hay mới mẻ. Ngay cả trong nền văn hóa của chính chúng ta chúng có một lịch sử, và trong tư tưởng Phật Giáo và Ấn Giáo là một vị trí quan trọng và trung tâm. Những gì chúng ta thấy là một sự minh họa, một sự khuyến khích, và một tinh túy của tuệ trí cũ kỷ."

(Khoa học và Tri thức thông thường)

“The general notions about human understanding… which are illustrated by discoveries in atomic physics are not in the nature of things wholly unfamiliar, wholly unheard of, or new. Even in our own culture they have a history, and in Buddhist and Hindu thought a more considerable and central place. What we shall find is an exemplification, an encouragement, and a refinement of old wisdom.’”

(Science and the Common Understanding)

Tứ đại dưới con mắt của Phật học và khoa học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm