Chủ nhật, 23/05/2021, 11:49 AM

Tứ đại dưới con mắt của Phật học và khoa học

Hãy nhìn tứ đại bằng cái nhìn rộng rãi và bao quát hơn: đất là chất rắn, nước là chất lỏng, gió là chất khí và lửa là hơi ấm. Với cái nhìn này, chúng ta dễ dàng công nhận hơn với mệnh đề: “bốn yếu tố cấu thành nên toàn bộ vật chất thuộc về vật lý của thế gian”.

Thân tứ đại là gì

Tứ đại trong ta

Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ 'thân tứ đại' để chỉ cho cái nhục thân bằng xương thịt này của chúng ta.

Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ "thân tứ đại" để chỉ cho cái nhục thân bằng xương thịt này của chúng ta.

 

Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về Sắc Uẩn trong Ngũ Uẩn.

Chúng ta biết, Sắc Uẩn bao gồm Tứ Đại theo nghĩa cổ truyển (Cattarimahabhu-tani): đất, nước, gió và lửa và vật chất do bốn đại tạo thành (sở tạo sắc – Upadaya-rupa). Đó là bốn yếu tố cấu thành nên toàn bộ vật chất thuộc về phạm trù vật lý của thế gian.

Nhưng nếu chúng ta học tứ đại bằng cái nhìn: đất là nắm đất ven đường, nước là dòng suối sau nhà, gió là cơn gió trước hiên và lửa là ngọn lửa trong bếp mẹ đang nấu; thì chúng ta đã thấy tứ đại nhưng còn hạn hẹp lắm. Học như vậy, sẽ làm cho Đạo Phật rất dễ xa dần các bạn trẻ, nhất là các bạn có học thức, vì các bạn sẽ biện luận rằng: “cơ thể chúng tôi làm gì có đất ven đường, suối sau hè, gió trước hiên và lửa mẹ nấu”.

Các bạn ấy đâu có hạnh phúc bằng ta, vì chúng ta đã được học giáo lý Duyên Khởi, Tương Tức và Tương Nhập nên chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đất, nước, gió và lửa ở trong chính bản thân của chúng ta. Tứ Đại được dễ dàng nhận diện qua năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Qua những đối tượng của thế giới bên ngoài tương ứng với năm căn đó: hình sắc, âm thanh, hương, vị, xúc. Và qua ý nghĩ hay tư tưởng thuộc về đối tượng của tâm (Dharmayatana: pháp xứ).

Nhưng các bạn trẻ kia thì khó lòng mà nhận thấy được điều đó. Cho nên chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát hơn đối với Tứ Đại, để chúng ta và các bạn trẻ kia đều có thể có được một cái nhìn chuẩn xác về Phật học và Khoa học không phải là hai thái cực trái ngược nhau hoặc không đồng nhất với nhau.

Sống an lạc qua giáo lý “tứ đại giai không”

Cái nhìn tổng quan

Hãy nhìn tứ đại bằng cái nhìn rộng rãi và bao quát hơn: đất là chất rắn, nước là chất lỏng, gió là chất khí và lửa là hơi ấm. Với cái nhìn này, chúng ta dễ dàng công nhận hơn với mệnh đề: “bốn yếu tố cấu thành nên toàn bộ vật chất thuộc về vật lý của thế gian”.

Xét về chính cơ thể con người chúng ta: xương, thịt, da, lông, tóc… đó là chất rắn; máu, mủ, dịch,… là chất lỏng; hơi thở lưu thông là chất khí và thân nhiệt là hơi ấm. Ngoài ra, quyển sách chúng ta đang đọc có thể hiểu là đất, trà chúng ta uống đó chính là nước, gió từ chiếc quạt của mẹ và hơi ấm từ là sưởi đó chính là lửa. Tứ đại có mặt trong ta và có mặt xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Như vậy, tứ đại có mặt ở khắp mọi nơi. Với cách nói này, chúng ta thấy tứ đại đã dần có mặt ở trong cơ thể của các bạn trẻ và các bạn trẻ đã dễ dàng chấp nhận hơn về khái niệm tứ đại.

Tuy nhiên, cách hiểu trên vẫn chưa thật sự là cách hiểu toàn vẹn về tứ đại. Tứ đại thay vì hiểu là đất, nước, gió, lửa thì hãy hiểu theo cái nội hàm mà nó biểu thị ban đầu Pathavi, Apo, Vayo và Tejo. Bốn danh từ này được sử dụng trong những bản kinh nguyên thủy trước khi được dịch thành đất, nước, gió và lửa.

Ý nghĩa nguyên thủy

Triển khai Tứ Đại một cách linh hoạt và uyển chuyển như vậy chính là tinh thần: khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời của Đức Thế Tôn đã dạy.

Triển khai Tứ Đại một cách linh hoạt và uyển chuyển như vậy chính là tinh thần: khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời của Đức Thế Tôn đã dạy.

Pathavi: yếu tố giãn nở. Chính yếu tố giãn nở này mà các vật chất có một cái ngoại viên và chiếm lấy một khoảng không gian nhất định. Bất kỳ vậy nào có chiếm lấy một phần thể tích trong không gian thì đó chính là Pathavi. Như vậy, Pathavi không chỉ là đất. Một dòng sông cũng có Pathavi. Đại dương mênh mông cũng là Pathavi và chúng ta thấy đại dương là thấy qua cái Pathavi đó. Pathavi dễ dàng nhận thấy đối với các chất rắn. Đối với chất lõng, tính Pathavi của chất lỏng phụ thuộc nhiều vào hình dáng của vật chứa chất lỏng đó. Điều này cũng tương ứng với tính Pathavi của chất khí. Bên cạnh đó Pathavi còn là cái tính nặng như kim loại, nhẹ như bông gòn, cứng như đá hay mềm như bột cũng là những trạng thái, những tính chất của Pathavi.

Apo: yếu tố liên kết. Chúng ta biết, vạn vật đều được cấu tạo từ các nguyên – phân tử nhỏ bé. Các phân tử liên kết lại với nhau để cấu thành nên các chất rắn, lỏng và khí. Chúng luôn luôn tương tác (hút và đẩy) nhau. Sự liên kết đó chính là Apo. Từ các liên kết to lớn như các hành tinh trong một hệ hành tinh, các căn nhà trong một dãy nhà,… đến các liên kết nhỏ hơn như các mắc xích trong một sợi xích, các tép bưởi trong một múi bưởi,… và cuối cùng là các liên kết bé nhỏ mà mắt người không thấy được, như những giọt nước trong đại dương bao la, hay giữa nguyên tử Oxy và Hydro trong một phân tử nước,… tất cả các liên kết đó đều là Apo. Khi tính Apo mạnh mẽ, chặt chẽ; lúc đó các nguyên tử và phân tử nằm sát nhau thì vật được gọi là chất rắn. Chất lõng có tính liên kết phân tử yếu hơn chất rắn, tính Apo yếu hơn chất rắn. Do đó, ta gọi các chất là rắn, lỏng hay khí là dựa vào tính Apo của các vật chất.

Vayo: yếu tố chuyển động. Chúng ta biết, các nguyên tử và phân tử cấu thành các vật chất (rắn, lỏng, khí) luôn luôn chuyển động hỗn độn, không ngừng đó chính là tính Vayo. Sự chuyển động không chỉ vận hành ở chính bên trong mỗi vật chất mà còn là sự chuyện động tương đối giữa vật chất này và vật chất khác. Một vật được xem là đứng yên hay chuyển động khi có một cái mốc cụ thể được ấn định. Tuy nhiên, không có một vật nào được xem là bất động hoàn toàn trong vũ trụ. Khi nó bất động với cái này thì lại chuyển động so với một cái khác. Hành khách trên xe có thể xem là bất động với chiếc xe, nhưng lại chuyển động so với hàng cây bên đường. Bên cạnh đó, chính vị hành khách cũng sẽ không bao giờ bất động hoàn toàn giữa hai khoảnh khắc thời gian nối tiếp nhau. Tất cả những sự chuyển động vừa nêu đều là Vayo.

Thân tứ đại giả tạm

Tejo: yếu tố nhiệt độ. Chúng ta đã biết các phân tử cấu thành các vật chất chuyển động không ngừng bên trong các vật chất. Và khi các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng dưới dạng động năng. Tổng các động năng này của các phân tử chính là nhiệt năng của vật. Trong Phật học, khái niệm trên được gọi dưới danh từ là Tejo. Chúng ta cũng biết rằng, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật sẽ chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Nói cách khác, tính Tejo của phân tử cấu thành vật có liên hệ chặt chẽ với tính Vayo. Việc xác định yếu tố “nóng” hay “lạnh” ở một vật thể chỉ mang tính chất tương đối. Khi ta nói “lạnh” có nghĩa là nhiệt độ của vật này thấp hơn nhiệt độ của vật khác. Khi ta nói “nóng” đồng nghĩa vật có nhiệt độ cao hơn. Như vậy, cái “nóng” và “lạnh” đều là một yếu tố của nhiệt độ và đều là tính chất của Tejo.

Như vậy, nếu chúng ta hiểu Tứ Đại theo nội hàm Pathavi, Apo, Vayo và Tejo thì một vật chất bất kì nào đó trong vũ trụ đều được cấu tạo từ Tứ Đại. Vì một vật chất bất kỳ nào cũng có các yếu tố: giản nỡ, liên kết, chuyển động và nhiệt độ. Khi nhìn mọi vật dưới con mắt của Tứ Đại chúng ta vừa tìm hiểu, thì nguyên lý Duyên Khởi lại một lần nữa được xác minh và chứng thức một cách cụ thể và khoa học. Một vật không bao giờ tồn tại độc lập một mình nó trong vũ trụ mà luôn luôn có sự tương quan lẫn nhau đối với các vật chất khác.

Tiếp cận mọi người

Tứ Đại ngoài cách hiểu là “đất, nước, gió, lửa”; còn có thể hiểu là “chất rắn, chất lỏng, chất khí, hơi ấm” và cách hiểu tổng quát nhất là “Pathavi, Apo, Vayo, Tejo”. Tuy nhiên, trong quá trình học Phật và hoằng Pháp, chúng ta cần phải làm sao giáo lý của Đức Thế Tôn đến với từng người, trong từng hoàn cảnh và từng điều kiện cụ thể một cách thích hợp và mang lại kết quả tốt đẹp nhất. Nói chuyện với một người nông dân, hãy nói tứ đại là: đất ruộng, nước tưới, gió trời và nắng ấm. Khi trao đổi với người công nhân, hãy triển khai tứ đại với hình ảnh: rắn như sắt, lỏng như dầu, khí là gas, sức nóng của lò luyện. Và khi nào triển khai cùng giới học giả trí thức, hãy sử dụng bốn tính chất Pathavi, Apo, Vayo và Tejo để thấy được cái nhìn của Phật Học cách đây hơn 2500 đã vượt trội hơn Khoa Học hiện tại đến dường nào.

Triển khai Tứ Đại một cách linh hoạt và uyển chuyển như vậy chính là tinh thần: khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời của Đức Thế Tôn đã dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm