Chủ nhật, 15/01/2023, 09:21 AM

Đạo Phật trong tôi là sự bình đẳng! 

Là một Phật tử, có ông cố là trụ trì một ngôi chùa - nếu như nói đúng thì là Phật tử gia truyền. Trước tháng 6 năm 2022, tôi còn không biết rõ Tây phương Tam Thánh gồm những vị nào, rồi tượng lớn nhất trong mỗi ngôi chùa tôi đi lại là tượng của ai.

Mốc thời gian này là khi tôi đi Khóa tu Sinh viên hướng về Phật pháp được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp  huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về nhà, tôi dần dần tìm hiểu về kinh điển, tích truyện; nhưng thật sự nó quá nhiều, mà liệu nó có thật không; nhiều chú như Chú Đại  Bi, Chú Lăng Nghiêm, Chú Dược Sư,... tôi đọc không hiểu mà còn bị líu lưỡi; mà đọc rồi có công dụng gì, có được tiền không? Đọc chú dược sư có hết bệnh không? Mà được tiền thì làm sao cần đi làm? Đã hoàn thành xong chương trình đại học và cũng khá chuyên về học thuật nên việc tôi đánh giá thực tiễn - thực tế hay không và muốn học Phật thì cần học  điều gì trước tiên.

Tôi có một người anh rể đạo Thiên Chúa, mỗi chủ nhật và thứ tư là cho con đi học giáo lí; khi mới sinh ra là cho đi rửa tội. Sao người ta hiểu đạo như vậy, trong khi giáo lí Phật trải qua 2600 năm mà vẫn trường tồn; người ta một tuần đi Nhà Thờ 2 lần, còn tôi mỗi năm đi chùa 1 lần để cầu an và nhờ Phật gia hộ cho con có nhiều tiền: Tiền vô như nước sông Đà, tiền ra rỉ rỉ như cà phê phin.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Có lẽ tới lúc nhân duyên hội ngộ thời, nên tôi quyết định mình sẽ nghỉ làm và sẽ chuyên tâm học Phật trong một khoảng thời gian để coi trong đó có gì. May mắn, tôi được học Kinh Pháp cú và tích truyện, học hạnh kham nhẫn của ngài Xá lợi phất, hạnh hiếu của ngài Mục kiền liên, hạnh đầu đà của ngài Ma ha ca diếp, mật hạnh đệ nhất của ngài La hầu la,... Gia đình biết tôi học kinh, nghe pháp; nếu như đúng là Phật tử thì có lẽ sẽ tán dương nhưng có lẽ là Phật tử gia truyền - truyền đạo chứ không truyền ý nghĩa của đạo nên đã ngăn cản không cho tôi ăn chay, không cho tôi nghe pháp. Thật ra cũng đơn giản, vì trong tích truyện kinh pháp cú có sự nhu nhuyến và đa pháp môn mà, tôi nói với mẹ rằng con chỉ hạn chế ăn thịt chứ không ăn chay, ai ăn chay mà một  bữa ăn thịt, hai bữa ăn rau; còn về phần không cho nghe pháp, tôi gắn tai nghe để tiếp tục. 

Sau khi học Kinh Pháp cú, tôi sang học Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường, Khổ do  chấp ngũ uẩn, Thiểu dục tri túc và một số chuỗi bài không liên tiếp của Kinh Tiểu bộ và  Kinh Trường bộ. Cái hay nhất và tâm đắc nhất là tôi đã mở ra sự vô minh khi mà gia đình tôi thường cúng gia tiên, cúng tất niên, cúng đầu năm, cúng thần tài bằng những con vịt, con gà xếp chéo cánh, banh mỏ nó ra và lấy dây cột lại, thêm một dĩa huyết luộc và bộ gan, ruột kế bên. Tôi cũng đã thử khuyên ba mẹ rằng điều này là không có trong Phật học, các vị chỉ tạo phương tiện để mình linh cảm với các Ngài thôi, không cần tạo ra cái chết để lấy  đó mà gây tạo cái tiếng không tốt trong khi các Vị càng không muốn.

Gia đình tôi chăn nuôi từ nhỏ, cũng giết gà, giết vịt, cắt cổ cá từ nhỏ nên cũng có thể vì do trên nên mới chặn sự thấm hiểu này. Tôi cũng rất lo cho ba mẹ tôi về sau này qua tiền bạc, càng lo rằng nếu không giải chấp sự vô minh kịp thời thì 80 năm sống ở Ta bà sẽ đổi lấp chục ngàn, trăm ngàn năm ở A tỳ ngục - Vô gián ngục vì sát sinh và đôi lúc còn nhục mạ, chửi bới Phật, Thần.

Bản thân tôi ngày càng ăn chay nhiều hơn, ba mẹ cũng la nhiều hơn, mối khi la thì tôi ăn mặn một lần. Nhưng từ trong thân tâm, tôi đã hiểu rõ những mùi thịt kho thơm phức mà mẹ tôi nấu, nó chỉ là một lớp trang điểm đằng sau sự hôi tanh từ máu thịt, và rồi sau 24 giờ tất cả máu thịt cũng là phân; không một cũng không hai, mọi thứ đều đã có hiện hữu của nhau nhưng lại không thể nhận ra được cái thực tại bình thường mà không bình thường đó. Mẹ thường nói nấu chay vậy có gì ngon, chẳng qua là bỏ đường, muối, bột ngọt, bột  nêm. Tôi cũng nói, vậy sau mẹ nấu thịt cá bỏ đường, muối, bột ngọt, bột nêm chi vậy. Mẹ nói ăn chay thì sao có dinh dưỡng, làm việc không năng suất do không có sức. Tôi cũng  nói, thực ra thịt cá mà mẹ ăn là bọn nó cũng ăn thức ăn nguồn gốc từ thực vật đó. Những  lần như vậy, mẹ chỉ im lặng không trả lời, có lẽ cũng giống với mẹ của tiền thân Ngài Địa  tạng nghe thì phỉ báng, hoặc tạm tin nhưng đụng chuyện thì lại phản ứng như trước hoặc  sinh tâm nghi hoặc và cũng giống với hạng người đầu tiên nghe pháp mà Phật dạy: trí tuệ lộn ngược. Trước đây khoảng 1 tháng tôi có suy nghĩ về một số tích truyện về hạnh hiếu,  tôi nhận thấy nếu như tôi ở nhà thì không thể nào xoay chuyển ba mẹ hiểu được giáo lí Phật học. Chỉ khi nào tôi xuất gia thì khi xa tôi, ba mẹ tới tự tìm hiều hoặc khi tôi thành đạo mới  về độ cho ba mẹ được. 

Cũng sẽ không có một tôn giáo nào bình đẳng như Phật giáo, được gây tạo từ một nơi phân  hệ giai cấp nặng nề, đến ngày nay vẫn còn. Vậy mà Đức Phật lại chấp nhận một người vận  chuyển phân người, một người chăn bò – Svastika, kỉ nữ amrapali ba người này được xét  vào tầng lớp không phải là người, và nếu chạm vào người tầng lớp cao hơn, như Đức Phật  thì cần phải rửa lại bằng sữa vì được cho là lây sự ô nhiễm và có thể bị giết mà không bị xét xử. Vậy mà Đức Phật đã không ngần ngại cùng ngài A Nan tắm và thay y áo cho người  đổ phân, chấp nhận người chăn bò và kỉ nữ vào tăng đoàn; hay vì cho một tòa thành đất sét  của một cậu bé với tấm lòng hoan hỉ ba la mật Đức Phật đã thọ kí trở thành vị chuyển luân thánh vương. Ba, mẹ và chị con không thấy được những điều đó nên luôn phê phán các  chùa rằng luôn giàu có, chùa giờ khác chùa xưa, tăng ni giờ rất giàu có. Mà họ quên rằng  có những phương tiện khác nhau đưa Đạo Phật vào đời, có tông phái tu theo hạnh đầu đà.  Nhưng nếu như họ gặp tăng tu hạnh đầu đà thì phải chăng họ lại chê bai. Con biết cái duyên mà con học được giáo lí nhà Phật là không đơn thuần từ đời này mà còn nhiều đời khác, trong gia đình ba, mẹ và chị lại có tư tưởng phê phán vậy thì sau khi mãn báo thân sẽ đi về đâu. Đó là phần lớn lí do cảm nghĩ của tôi về nhà Phật và Giáo lí nhà Phật, cũng là lí do mà  con quyết định thành tu sĩ để chứng minh rằng: Tăng bảo vẫn còn trường tồn, Giáo lí vẫn  giữ nguyên giá trị, Đạo Phật không phải đạo mê tín mà đạo của trí tuệ và từ bi. 

Sau khi tôi áp dụng các tích truyện các vị đi trước và kiên trì với đạo thì ba mẹ tôi cũng đã đồng ý và cho phép tôi tiếp tục vấn thân tìm hiểu về đạo một cách chuyên sâu, một cách  nhiệt huyết, một môi trường lí tưởng hơn và tháng giêng năm sau tôi mong lời nguyện cầu  của mình sẽ linh cảm tới các Ngài, cùng với việc áp dụng giáo lí; mong ba mẹ sẽ cho tôi đi  trọn với con đường mà tôi đã chọn. 

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Võ Ngọc Vinh; địa chỉ: 187 Ấp 4, Hướng Thọ Phú, Tân An, Long An.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần lực của lời di chúc

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024

Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Xem thêm