Đạo Phật trong tôi là sự chuyển hóa, quay về với chánh niệm
Cảm ơn Ngài, vì Ngài đã cho con kiến thức mật hoàn; mặc dù có kinh mật hoàn, nhưng với con đúng là: Nước biển chỉ có một vị là vị mặn, Giáo Pháp của Như Lai cũng có một vị là vị giải thoát và cũng là vị của mật hoàn.
Là một chàng trai trẻ, độ tuổi xuân xanh 24, thế kỉ 21, với mạng xã hội luôn phân tích theo dõi hành vi người dùng 24/7, luôn thiêu đốt tôi bởi những hình ảnh phụ nữ gợi cảm khi tôi tương tác, tới những bản tin bác sĩ nam khoa nói về lợi ích của việc thủ dâm. Tôi đã từng ngày, theo hướng tự thiêu dốt thân xác, thần thức của mình vào những phim ảnh đồi trụy và cái niềm tin có lợi cho sức khỏe. Một tuần một lần, một tuần ba lần, một tuần bảy lần, một tuần mười lần; sự ám ảnh đến mức hình ảnh khỏa thân hiện lên ngay khi tôi ở nơi đông người. Sự tập trung tôi mất dần, thần thức tôi bị thiêu cháy, sức khỏe cũng dần mất đi, ánh mắt không còn sự định tĩnh, mất tự tin,...
Mọi thứ dường như đang bị đốt cháy, đến khi quán niệm lại, phải chăng đây chính là minh chứng cho câu nói: Vạn pháp đang bốc cháy. Quãng thời gian tự thiêu thân, không ngắn một tí nào, gần 4 năm cho sự khờ dại mà nghĩ rằng thông minh, nghĩ rằng mình đúng; nhưng lại vô minh quá thể. Đến giai đoạn bị ám ảnh, tôi biết rằng thủ dâm không tốt, nhưng nó thôi thúc và đốt cháy tôi trong đêm tối. Có lúc bỏ được một ngày, nhưng lại thấy bài đăng thủ dâm làm tiêu bớt áp lực - stress, thì lại tiếp tục, tự kỉ ám thị ngày này sang ngày khác mà tôi nào hay, nào biết. Khi học giáo lí nhà Phật đến bài lục căn, lục trần, quán niệm hơi thở, sám hối, hồi hướng cho oan gia trái chủ.
Dưới góc độ Phật học, tôi cũng biết có những chúng vô hình đang thôi thúc tôi làm những việc xấu ác: Quỷ hấp tinh khí. Tôi cũng đọc những bài viết về việc cầu xin oan gia trái chủ bằng cách niệm Phật nhưng không thành công. Giai đoạn này tôi cũng đã có khoảng thời gian dừng thủ dâm tạm thời: hai ngày, ba ngày; rồi lại tiếp diễn. Tôi khá sợ sám hối và xin lỗi người khác; tôi bị ám ảnh từ sau khi tôi học giáo lí Phật, sau mỗi lần tôi đều nói: Con hứa đây là lần cuối, con sẽ không bao giờ tiếp diễn dù chỉ một lần; một câu đó, tôi đã nói trong năm, sáu lần. Vào một ngày năm thao thức và cũng đang đấu tranh, lần đầu tiên, tôi muốn chủ động thủ dâm trong chánh niệm để quán chiếu những hình ảnh và của chính tôi.
Đức Phật đã hướng Thiện cho con người đầy bạo lực trong con
Lần đầu tiên, tôi nhận thấy đúng là đoạn phim ảnh tôi đang coi chỉ lặp đi lặp lại, cảm xúc thì kéo dài rất ngắn nhưng sao lại cứ thôi thúc như vậy. Ngày tiếp theo tỉnh dậy, tôi nhận thấy rõ mùi thối của thứ gọi là tinh khí qua đêm. Ngày hôm đó tôi vẫn thủ dâm, nhưng khác là trong chánh niệm và quán niệm; có thêm một kết quả là tôi bắt đầu thấy chán. Chán bản thân vô dụng khi không thoát được, trong khi biết rõ nó gây hại cho sức khỏe và thần thức như thế nào, biết rõ nó gây ám ảnh như thế nào; cũng trong ngày này, tôi nghĩ nếu cái gì cũng là vô thường thì thân xác những người trong phim ảnh đó cũng chỉ là 2 bộ xương đang ôm nhau. Nghĩ tới đây, tôi thấy khoang khoái trong thân tâm, tôi đã giải thoát khỏi.
Đây là dựa trên Phật học để quán niệm và giải thoát khỏi thủ dâm. Nhìn với góc độ khoa học, thì việc thủ dâm có lợi cho sức khỏe, có thể là đúng. Nhưng nếu chúng ta bị những tình trạng như xuất tinh sớm, tinh trùng yếu,... thì một trong nguyên nhân mà bác sĩ nam khoa liệt kê, trong đó sẽ có thủ dâm quá mức. Thực chất chúng ta biết rõ thủ dâm không tốt, vì bản chất con người có tam nghiệp dẫn ta đi lục đạo: tham, sân, si. Được một, ta muốn hai là cơ chế trong ta; thủ dâm nhiều, sức khỏe không tốt, thì lại muốn tập thể thao, uống Vitamin,... nhưng những điều đó lâu có kết quả thì ta lại muốn dùng chất kích thích được cho phép, nhưng khi không đủ thì lại dùng chất kích thích thuộc danh mục khuyến cáo, hoặc cấm dùng. Và rồi chúng ta thiêu đốt bản thân, khi nguyên nhân là chính ta không quán niệm và chặn cái gốc mà đi chặn cái ngọn. Thật may mắn khi nhân duyên hội ngộ thời trong tôi. Khi viết đoạn này, tôi biết rất rõ nó nhạy cảm, nhưng tôi thấy nó rất cần thiết để là hồi chuông cảnh tỉnh và nhìn thực tế nhất có thể, mong rằng bài viết chia sẻ từ chính tôi sẽ đến nhiều người nhất có thể. Một đoạn trích trong Khóa hư lục, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tổ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử như sau:
" Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng,
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương,
Lênh đênh làm khách phong trần mãi,
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường. "
Một bài thơ đơn sơ và nhiều giá trị Phật học, vạn pháp duy tâm tạo mà tâm là thân là lục căn, lục trần của ta. Nhưng ta không bảo hộ nó, ta mua bảo hiểm y tế, ta mua bảo hiểm nhân thọ, ta mua bảo hiểm xã hội,... nhưng bảo hiểm cái được coi là vạn pháp của chúng ta thì lại không đủ sức mạnh và trí tuệ để thực hiện.
Ngày nay tiền bạc không còn là phương tiện mà là cái quyết định sự sống, điều đó có phải chăng. Chúng ta mua một kiểu quần áo mà bốn bộ, hay chúng ta mua một bộ quần áo theo bốn kiểu, hay nhiều hơn đến khi đầy chậc cả tủ quần áo gồm ít nhất 20 bộ quần áo, 20 kiểu khác nhau. Nếu một ngày mở mắt ra chúng ta chỉ còn ba bộ quần áo với một kiểu, nhà chúng ta cháy mất, tiền cũng cháy theo; chỉ còn cái mạng và ba bộ đồ thì chúng ta có sống được không. Chắc là sống tiếp hoặc có thể là không. Tôi nhớ đến tích truyện của Ngài Chu Lợi Bàn Đặc, với quán chiếu bốn chữ: Quét bụi trừ bẩn thêm một cây chổi và vạn pháp là cái thân. Do một tiền nghiệp không chia sẻ trí tuệ mà kiếp gặp Phật ngài không thể học được gì, sau khi quán căn cơ, Phật cho bốn chữ trên và yêu cầu ông đọc đi đọc lại.
Trong một lần quét tước Tinh xá như mọi lần, với cây chổi cùn, ông chứng được quả A la hán thù thắng. Hằng ngày chúng ta dùng nước hoa, xịt khử mùi, lăn khử mùi, xà bông tắm gội, áo sơ mi, quần tây, áo khoác, giày, vớ để che đậy một thân tâm gồm một hầm phân, một cái miệng nhỏ ăn được cả quả đất, một quặng mỏ máu, thịt, gân, xương, mủ, một tâm hồn: vui, ghét, sân, tham, si, mưu mô, tính toán, tà dâm, tham dục,... Mang thân thể đó đi khắp nơi, rồi lại về nhà trong 60 năm? 80 năm? Và sau đó chúng ta về với ngã quỷ, địa ngục, súc sanh trong ngàn năm, chục ngàn năm, trăm ngàn năm.
Nếu tôi nhận ra sớm hơn những điều này, tôi đã thoát khỏi tà dâm - thủ dâm sớm hơn. Nhưng tôi cũng hiểu, nếu như trước đó tôi gặp giáo lí Phật thì có lẽ tôi là hạng thứ hai trong ba hạng người nghe Pháp: trí tuệ bắp vế. Nhân duyên hội ngộ thời, có lẽ cũng là lí do này mà tôi yêu mến học giáo lí tiếp tục và quyết định buông bỏ hết mọi thứ để trở thành tu sĩ, chứ tôi không hề chán đời mà đi tu.
Cảm ơn Ngài, vì Ngài đã cho con kiến thức mật hoàn; mặc dù có kinh mật hoàn, nhưng với con đúng là: Nước biển chỉ có một vị là vị mặn, Giáo Pháp của Như Lai cũng có một vị là vị giải thoát và cũng là vị của mật hoàn.
Xin cảm ơn và tri ân Ban Biên tập và Ban tổ chức cuộc thi viết: Đạo Phật trong trái tim tôi; từ thân tâm: con xin gửi lời chúc sức khỏe khinh an, thân tâm an lạc!
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Võ Ngọc Vinh – Tịnh Vinh. Địa chỉ: Địa chỉ: 187 Ấp 4, Hướng Thọ Phú, Tân An, Long An.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần lực của lời di chúc
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Xem thêm