Đạo và đời (1)
Đời là gắn kết, thân ái, chia sẻ trong khi đạo là độc cư, độc bộ, độc hành. Ai tu nấy chứng. Chẳng ai tu giúp ai, cái khác nhau cơ bản của đạo và đời là “ôm vào cho thật nhiều” và “buông ra cho bằng hết”.
Đời với đạo
Tuy hai mà một
Đạo với đời
Tuy một mà hai
Sự tương tục, dung nạp, hòa hợp cái lý của đạo với cái lẽ của đời trong Tam giáo đồng nguyên đã tồn tại hàng ngàn năm trước. Vì vậy, con người thường xem sự tương quan ấy là điều tất yếu chẳng có gì bàn cãi nữa giữa đạo với đời. Một đời sống thuận với đạo thì chính là đời có đạo. Một tuyên thuyết hợp với đời thì đạo có đời.
Vậy đời với đạo là một chăng?
Có lẽ thôi không bàn đến một đời sống với sự mê muội, lòng tham và sự háo thắng điều khiển hoàn toàn để con người chỉ còn là một trong hai loại người như câu ngạn ngữ “Nhu cầu là lập luận của tên bạo chúa và là tín điều của kẻ nô lệ”. Đời sống chỉ hai loại người tên bạo chúa và kẻ nô lệ, đầy những hiểm họa, tai ương, xung đột, bất hòa, chiến tranh. Con người luôn cảm thấy khổ vì xung đột triền miên chẳng thể nào dứt. Cái nhu cẩu thường xuyên trương nở, lớn rộng đến vô cùng, vô tận. Làm chủ được cái tham vọng ấy, tìm điểm dừng để chế ngự nó, làm chủ nó, điều khiển nó thì hành vi đó chính là đang nương theo bóng của đạo vậy.
Làm sao cân bằng giữa đạo và đời?
Một đời sống có đạo tức đời sống tinh thần phong phú điều tiết, chế ngự tham dục. Chính nó chứa đựng bên trong hiếu đạo, lễ nghi, đạo đức làm người. Ở đấy con người với cái căn bản trước tiên đó là đạo làm con. Đó là chữ hiếu. Cái chữ hiếu được sinh ra, tạo ra ngay từ trong sự nghèo túng, khó khăn chứ chưa cần đến sự phú quí, tạo nên từ phú quí như câu ngạn ngữ: “phú quí sinh lễ nghĩa”. Thực lòng cái trào lưu cài hoa trên ngực áo, ùn ùn đến chùa trong ngày lễ Vu Lan cũng không chắc phản ánh được sự hiếu nghĩa thật sự trong một xã hội bộc phát tinh thần “thỏa mãn nhu cầu” một cách bất chấp. Thật đáng thương khi ngay trong cái lễ hội đình đám ấy là những người “được dịp thể hiện cái tôi của mình” khi vừa vượt qua khốn khó, vừa mới cư xử vô đạo với mẹ cha khi còn sống trên đời.
Cuộc đời là sân khấu. Thực sự là vậy đối với những người không có đạo. Khi mà thân, khi mà khẩu, khi mà ý còn chưa nhất quán chưa là một trong mỗi con người. Khi mà sự khôn khéo trong đối nhân xử thế được tôn vinh, được đưa lên hàng đầu. Và con người trên cái sân khấu ấy cũng ...đang khổ cho đến hết xuất diễn, hết đời mình. Chỉ những người lấy sự chân thành, sống trung thực, khiêm cung, không làm khổ mình, khổ người, không coi trọng vật chất, thoát ra khỏi sự dính chấp vật chất mới thoát khổ thôi. Sở dĩ có hiện tượng “nghèo người ta khinh, giàu người ta ghét” đơn giản là sự tự ti của kẻ nghèo và tự tôn của người giàu, cái hiện tượng dính mắc vật chất ấy muôn đời tồn tại trên sân khấu cuộc đời.
Vậy đạo với đời là một chăng?
Cái lý của đạo và cái lẽ của đời lại không phải là một. Cái lẽ của đời là bài học nhân văn, nhân bản để chế ngự tham dục, nhiếp phục tham ưu, triền phược để đời sống nhẹ nhàng hơn, không mang lại khổ ách, chuyển hóa nghiệp báo, nhân quả. Nhưng đánh đồng cái đạo của đời sống nhân văn với đạo giải thoát là một nhầm lẫn lớn vô cùng. Chính sự nhầm lẫn này mà sinh ra tri kiến hý luận, sinh ra những luận giải mơ hồ, huyễn hoặc về một thứ đạo thần quyền, mê tín, cầu cúng, tin vào tha lực như hiện nay. Và cái mà người ta cứ tưởng là đạo lại là thứ trang sức, thứ đạo cụ sặc sỡ của sân khấu cuộc đời. Nó phi nhân văn, nó phi đạo đức, nó chỉ tạo ra sự lộng lẫy đến diêm dúa của cung vua, phủ chúa, thứ mà Đức Phật đã rời bỏ để tìm kiếm con đường giải thoát.
Đạo của đời chính là cái đạo thật đơn giản của nhân văn, nhân bản, vị tha. Đạo giải thoát thực sự, cái đạo nhân văn, nhân bản, vị tha ấy lại đơn giản không kém nếu xét đến cùng kỳ lý, nó chỉ là thang bậc trong sự giản đơn. Nó ở cùng trong một đặc tướng giản đơn giải thoát bằng sự làm chủ ý thức, bằng sự lìa bỏ sanh y, đoạn diệt ác pháp, đoạn dục, cái dục mà cuộc đời có đạo vẫn còn phải nuôi dưỡng, duy trì, vẫn hàm chứa bên trong sự tồn tại của chủ thể. Chính thế, trên cùng một con đường: Ý thức, nhưng đánh đồng ý thức làm chủ chính mình - tiết độ, nhiếp phục, chế ngự tham dục bằng sự mong cầu tha lực, buông xuôi, đặt lòng tin vào siêu nhiên lại chính là trả tự do cho cái tham dục trương nở, lớn lên lại là rẽ ngoặc về hướng của vực thẳm cuộc đời, đến với sự chìm đắm giữa luân hồi, giữa u mê, vô minh sao?
Cứ an vui với đời có đạo để bám vào những đạo đức nhân bản thì không phải tuột xuống dốc, xuống vực thẳm đạo của đời mà phóng sinh cho dục cầu, cho tha lực, cho lòng tham cầu cứ trương nở mặc tình, quên đi lời dạy “Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện”.
Thắng được cái dục thô phù như đã kể, làm chủ được chính mình để không phải phụ thuộc vào nó như đã kể tức bạn đã “thiểu dục, tri túc”. Đó là đời sống đạo đức, biết sẻ chia, biết đến nỗi khổ của đồng loại, hoặc ít nhất của người thân quanh mình, biết dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau để nỗi khổ, căn nguyên nỗi khổ không nhấn chìm mình và người thân trong luân hồi, lục đạo. Cái đạo đức làm người ấy không phải ngày một ngày hai người ta có thể rèn giũa, luyện tập bởi cái dục không bao giờ ngừng lớn mạnh. Nó ẩn nấp dưới mọi hình thức, nó biến dạng dưới mọi tướng trạng. Chính vì vậy đạo đức làm người là thường xuyên răn mình theo lời Phật dạy. Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo
Đạo giải thoát nếu thực sự thấu đáo có nghĩa rằng bạn buông xả sạch tất cả, không chỉ vật chất thế gian, mà cả những ràng buộc tình cảm ái kiết sử, những nghiệp duyên ràng buộc bạn với đời sống, với người thân.
Trong 42 bài kệ Con tê ngưu một sừng, Đức Phật dạy thật cặn kẻ những bước đi xả bỏ bỏ, mê lầm chấp đắm thế tục cái mà người ta đơn giản ngỡ như là tình cảm, thiêng liêng, thiết thân như đã kể trên, để mọi người gắn bó nhau, gần gũi nhau, thương yêu nhau như ruột thịt. Điều đó cũng chính là sự kết dính theo “hiệu ứng con cua” hết sức tự nhiên trong đời sống có cả cái thiện và cái ác trộn lẫn. Không giản đơn có thể tách bạch Thiện Ác để trừ diệt khi bạn chưa tạo nên đời sống của con tê ngưu một sừng.
Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Cái tâm lý thông thường của con người gắn bó, liên kết tình cảm, người thân và chẳng ai muốn “cô đơn” cả. Từ khi sinh ra cho đến lớn khôn, thành đạt đều cần gần gủi, gắn bó với đời sống, với mọi người. Ngay đến lúc già càng sợ “cô đơn”. Chính điều này lại là điểm khác nhau giữa đạo và đời. Đời là gắn kết, thân ái, chia sẻ trong khi đạo là độc cư, độc bộ, độc hành. Ai tu nấy chứng. Chẳng ai tu giúp ai. Cái khác nhau cơ bản của đạo và đời là “ôm vào cho thật nhiều” và “buông ra cho bằng hết”. Bạn có thể có cuộc đời hạnh phúc, vui vẻ bên con cháu, anh em, mẹ cha...đó là niềm vui đời có đạo. Nhưng chính cái “ôm vào” khiến bạn dính chấp với đời sống thế tục và luôn luôn, tuần hoàn trong cái vòng sinh tử luân hồi.
Trưởng lão Thích Thông Lạc mang trên vai gánh nặng thiện Pháp, dựng lại chánh Pháp của Thế Tôn. Vừa xây dựng lại đạo đức nhân bản nhân quả trong đời sống giữa người với người (đời). Vừa xiển dương con đường tu tập đến rốt ráo (đạo), chứng đạt tối thượng, giải thoát khỏi Sanh - Già - Bệnh - Chết . Cái đời có đạo hay đạo có đời cũng chính là nhặt nhạnh, lượm lặt những thứ bạn nghĩ rằng nó đem lại cho bạn hạnh phúc. Để rồi cuối cùng bệnh tật, già yếu quật ngã bạn để chuẩn bị một cuộc tái sinh. Còn đạo thật là đạo giải thoát thì bạn buông xả sạch cả sanh y, cả những dính chấp với cái tưởng thiêng liêng kia để sang bờ bên kia bờ...giác ngộ để. Buông xả hết để thân thể nhẹ nhàng, khinh an mới đủ sức mà vượt lên ghềnh thác vẫn đang dội xuống một cách tàn nhẫn.
Sanh đã tận
Phạm hạnh đã thành
Việc cần làm đã làm
Không còn trở lui cuộc đời này nữa
Nhưng lời của Trưởng lão vẫn bị nhầm lẫn khi người ta đọc trong thư viện khi ông nói về Đạo và Đời. Có hai bài cùng tên “Đạo và đời" nhưng lại có hai ý khác nhau: Tuy hai mà một. Tuy một mà hai là vậy. Sự nhầm lẫn là ở chỗ chữ “đạo” trong đời có đạo khác với chữ “đạo” trong đạo của đời, một thứ đạo đã bị nhiếp phục, đã bị chuyển hóa từ tham dục, từ luyến ái, từ sự tha hóa của đời sống vô thức, buông xuôi, không làm chủ được sự trượt dài của tập khí thứ tập khí mà những kẻ buôn Phật bán Pháp vẫn ngụy biện rằng Bồ tát vẫn còn tập khí. Người đến chùa đông như kiến cỏ nhưng mấy ai hiểu được:
Đời với đạo
Tuy hai mà một
Đạo với đời
Tuy một mà hai
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tới chùa nhặt bình an
Góc nhìn Phật tử 16:21 05/11/2024Một sáng cuối thu, tôi đón chuyến xe sớm nhất rời thành phố để về ngôi chùa nhỏ nằm trên ngọn đồi xanh. Đã lâu rồi tôi không về chùa, không phải vì không muốn, mà vì cuộc sống cứ thế cuốn tôi đi, bận bịu với những lo toan không hồi kết.
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Xem thêm