Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/08/2019, 15:24 PM

Hoà thượng Thích Huệ Đăng: Tấm gương sáng nghiên cứu khoa học đạo và đời

Với sự nỗ lực, tâm siêng năng, ham học hỏi, trí tuệ phát sáng, Hoà thượng Thích Huệ Đăng được được Ban Tôn giáo Chính phủ tôn vinh ông là “Nhà khoa học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam" và nhiều danh hiệu cao quý khác.

 >> Chân dung từ bi

Hoà thượng Thích Huệ Đăng - thế danh Nguyễn Văn Sáu, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1940 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Ngài xuất gia năm 1979, họ giới sa di ở núi Cấm (Châu Đốc, An Giang), thọ giới tỳ kheo năm 1984 tại chùa Long Thiền, Biên Hòa, Đồng Nai với Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành.

Hoà thượng Thích Huệ Đăng

Hoà thượng Thích Huệ Đăng

Ngài được công nhận là Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1999, tốt nghiệp khóa Cao cấp Giảng sư Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2004. Từ năm 2007-2012, là Ủy viên Viện Nghiên cứu Phật học Phật giáo Việt Nam, từng là Giảng viên cao cấp Chuyên khoa Phật học Học viện Phật giáo Sóc Sơn Hà Nội và Học viện Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.

Ngài đã tới Đà Lạt sinh sống, tu hành và trồng hoa lan, vừa viết sách Phật vừa cung cấp hoa lan dưới danh nghĩa Cty TNHH Hoa lan Thanh Quang (trụ sở tại hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt).Trong một thời gian ngắn, Ngài đã tạo dựng được một vườn hoa lan bảng A lên đến trên dưới 100.000 chậu. Với hoa lan, Ngài: “Tôi muốn mình góp một phần vào việc tôn vinh cái đẹp của thành phố hoa Đà Lạt”. Trong quá trình trồng và nghiên cứuvề hoa lan, Ngài đã tìm ra phương pháp thay thế giá thể hoa lan từ dớn lấy ở rừng bằng vỏ cà phê, một thứ phế phẩm gây ô nhiễm môi trường.

“Tôi muốn mình góp một phần vào việc tôn vinh cái đẹp của thành phố hoa Đà Lạt” (HT Huệ Đăng).

“Tôi muốn mình góp một phần vào việc tôn vinh cái đẹp của thành phố hoa Đà Lạt” (HT Huệ Đăng).

Bài liên quan

Bắt đầu từ năm 2008, Ngài đến với cây sâm Ngọc Linh và đã bỏ ra không ít công sức, trí tuệ và tiền của để nghiên cứu nhân giống cây quý này. Khoảng giữa năm 2008, Ngài cùng một số cộng sự và đệ tử từ Đà Lạt sang tận Kon Tum, vượt rừng lên đỉnh Ngọc Linh để di thực 10 cây giống sâm Ngọc Linh về Đà Lạt.

Năm2009, Ngài một lần nữa đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh trên dãy Ngọc Linh nhưng lần này thay vì đi Kon Tum, Ngài và đệ tử “lội” ra tận Quảng Nam để tiếp tục mang về Đà Lạt 100 cây giống.

Tại Đà Lạt, Ngài đã bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng phòng nuôi cấy mô và tuyển dụng nhiều công nhân kỹ thuật tiến hành nghiên cứu quy trình nhân giống và trồng cây sâm nuôi cấy mô. Năm 2010, công trình nghiên cứu khoa học “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô” của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang do thượng tọa Thích Huệ Đăng làm giám đốc kiêm chủ nhiệm đề tài đã được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Và được Ban Tôn giáo Chính phủ tôn vinh Ngài là “Nhà khoa học đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam".

Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục đề nghị Ngài lập hồ sơ để cấp thêm Bằng sáng chế độc quyền cho

Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục đề nghị Ngài lập hồ sơ để cấp thêm Bằng sáng chế độc quyền cho "Quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh dạng viên và sản phẩm thu được từ quy trình này".

Không chỉ thành công trong việc di thực thành công cây sâm Ngọc Linh vốn chỉ có ở núi Ngọc Linh về Đà Lạt mà Ngài còn được biết đến là một trong những người có công rất lớn trong việc nhân giống thành công giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô để có thể sản xuất hàng loạt lượng cây giống này.

Bài liên quan

Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục đề nghị Ngài lập hồ sơ để cấp thêm Bằng sáng chế độc quyền cho "Quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối sâm Ngọc Linh dạng viên và sản phẩm thu được từ quy trình này". Trước đó năm 2013, Ngài được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục là "Nhà sư đầu tiên được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam".

Ngày 26/8/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới (World Record Content Academy - WRCA) đã chính thức vinh danh Ngài. Viện Đại học Kỷ lục Thế giới chính thức công nhận Ngài là Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới với đề tài: Nhà sư làm khoa học, nhà sư đầu tiên là tác giả 2 bằng sở hữu trí tuệ, sáng chế được cấp bằng tại Việt Nam.

Năm 2013, Hoà thượng Huệ Đăng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục là

Năm 2013, Hoà thượng Huệ Đăng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục là "Nhà sư đầu tiên được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam".

Bên cạnh đó, Ngài hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Buddha Yoga Việt Nam, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Nói về Yoga, Ngài được Trung tâm Sivananda Yoga Vedanta quốc tế (có trụ sở chính tại Canada) trao Bằng Master of Yoga (Đạo sư Yoga) với các pháp môn Kriya Yoga, Sushumna Yoga, Chakra Yoga, đây là 3 pháp môn gần như đã bị thất truyền trên thế giới, và trao Chứng nhận thọ giới công nhận một Đạo sư Yogi theo đúng quy định của kinh Vệ Đà do một đạo sư Ấn Độ thực hiện.

Không những cống hiến cho cộng đồng, trong đạo, Ngài đã biên soạn 43 bộ luận kinh bằng chính những gì Ngài đã học, nghiên cứu và ứng dụng thành công.

Để đạt được những thành tựu ấy, bên cạnh những nỗ lực, tâm siêng năng, ham học hỏi thì yếu tố quyết định chính là trí tuệ phát sáng của  Ngài sau một lộ trình tu tập miên mật.

Đúng như “tuyên ngôn” của Ngài: “Hành đạo mà chẳng giúp gì được cho đời thì vô nghĩa. Hành đạo không thể xa rời thực tế. Bởi vì đạo Phật là của con người, từ chân tâm của con người phát ra. Bởi vậy, muốn hiện thực được đạo thì phải từ nơi con người tự chứng...”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm