Thứ tư, 27/11/2024, 15:30 PM

Độ chính niệm "thương" trong mảnh đất tâm mình

Vợ giận chồng, chị em "ghét" nhau, cha mẹ sân với con cái... Vì thương nên giận là một vòng luẩn quẩn. Vậy có khi nào, ta thực sự dành thật nhiều không gian và thời gian cho chính mình, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao ta dễ nổi giận người (lẽ ra mà) ta rất thương?"

Đó là bởi vì, ta dành quá nhiều thời gian để "thương" người đó, để tập trung vào đối tượng đó trong vô thức. Thương họ nhưng ta chưa tỉnh thức, nên mỗi một niệm, một cảm xúc "thương" ta gửi tới họ, ta lại ngầm "đính kèm" theo những mong muốn của ta vào đó.

Mỗi một hành động người đó làm vụng về, vì thương họ thua thiệt với cuộc đời, ta lại ngầm ép họ tinh nhanh. Mỗi một lần nhìn người đó khóc vì đau khổ, ta lại ngầm mong họ được mạnh mẽ. Mỗi một lần thấy họ vất vả, bị bắt nạn, ta lại mong được chở che, gánh đỡ giùm. Hay là khi nhìn họ ốm đau, ta lại xót xa mong sao họ thật mau khỏe lại...

Biết thương mình để yêu thương trần gian

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những mong muốn đó nhìn tưởng rất bình thường, dưới góc nhìn của thế gian, bởi lẽ thương, cho nên mới mong điều tốt đẹp cho người mình thương. Nhưng ta lại chưa thấy được, ngay khi phát khởi những niệm thương đó mạnh mẽ, thì chính ta cũng đang chưa đủ đầy, chưa đủ rộng lớn để ôm ấp yêu thương và ôm ấp cả người mình thương, đặc biệt là khi họ không làm như ý ta muốn.

Vì chưa đủ không gian trong mình, nên ta cũng không đủ kiên nhẫn để cho người thương được "từ từ" trải nghiệm và học bài học của chính họ. Ta luôn ngầm mong họ nhanh chóng được như ta kỳ vọng. Hoặc ta có thể cho họ một khoảng thời gian nhất định, nhưng lại nghĩ đó là đủ và như vậy là mình đã kiên nhẫn và bao dung lắm rồi.

Thay vì tập trung vào đối tượng và mong muốn "độ" cho họ, thì ta hãy "độ" chính niệm thương trong mình.

"Độ" là cứu giúp, nhưng cũng là đưa đi qua, vượt qua, từ bờ bên này qua bờ bên kia. Vậy thì ở đây, ta có thể hiểu "độ" là cho từng ý niệm "thương" đó của mình thêm không gian, để đưa chính ý niệm thương đó của ta từ "bờ" giận quay trở lại "bến" thương.

Khi có đủ không gian để quán chiếu từng niệm "thương" ẩn thật sâu trong từng cảm xúc sân giận, hành động né tránh, hơn thua, lời nói bực dọc, cãi vã, đòi hỏi, ta sẽ thấy rằng, ta đã từng vô thức gửi đi không biết bao nhiêu niệm "thương" có "đính kèm", có điều kiện như vậy mỗi khi tương tác với người.

Khi không còn tập trung vào đối tượng ta thương, mà chỉ còn thấy niệm "thương", ta sẽ lui về không gian trong ta, tự nhiên lúc đó người thương cũng sẽ có thêm nhiều không gian của riêng họ. Đó mới là khi họ hoàn toàn được quyền tự do thoải mái trải nghiệm, học và hành tiếp những bài học của họ.

Trong không gian bình an của chính mình, ta tiếp tục nuôi dưỡng lòng kiên nhẫn và định lực, để "chờ" người thương, dù không còn tập trung vào họ, nhưng ta cũng vẫn hoàn toàn nhạy bén đủ để nghe được dấu hiệu khi nào họ cần sự hỗ trợ từ ta hay ai đó khác, hay là họ đã đủ lực tự đi thật vững chãi bằng chính những trải nghiệm tự thân.

Sân giận chỉ có thể chuyển hóa bằng yêu thương. Và sự kiên nhẫn chính là biểu hiện tột cùng của tình thương.

Sự kiên nhẫn chỉ có thể xuất hiện, khi ta nuôi dưỡng thật nhiều không gian cho mình - là những khoảng không một mình và an lành - cả bên trong lẫn bên ngoài tâm .

Thương người ta nhớ thương ta

Người - ta không khác, chưa xa khi nào

Tỏ rõ ta rồi, thương ta đủ

Tình thương đích thực mới dần hiện ra.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm