Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đâu là Logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên thống nhất, đồng bộ mẫu Logo của Giáo hội trên toàn quốc, kể cả phổ biến ra nước ngoài; trên các văn bản của Giáo hội, trên phương tiện thông tin đại chúng (báo in, báo mạng, truyền hình...) tại các cơ sở thờ tự Phật giáo...

Hiện nay, việc sử dụng hình ảnh biểu trưng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang rất tùy tiện, mỗi nơi một kiểu. Có nơi tự thiết kế, điều chỉnh họa tiết, màu sắc, hoa văn rất "tùy duyên"...

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Logo chuẩn thì cần có hướng dẫn cụ thể để các ban Trị sự tỉnh thành hội Phật giáo, Các Ban, Viện, ...trực thuộc, các cơ sở thờ tự, chùa, tịnh xá, tự viện... thực hiện thống nhất trong toàn quốc; cũng như đối ngoại của Giáo hội ra nước ngoài, trong các hợp tác quốc tế.

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa có quy định chuẩn về Logo thì thiết nghĩ việc này không thể chậm trễ hơn.

Ví dụ: Logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên trang phatgiao.org.vn khác trên báo Giác Ngộ, mỗi chùa sử dụng một kiểu, thậm chí trong các Đại hội của chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì mỗi lần có một Logo khác nhau. Có khi ngay trong một ngôi chùa mà có khi sử dụng đến 3, thậm chí 4 mẫu Logo khác nhau.

Hiện tại, khi xem mẫu Logo đang được sử dụng theo kiểu "tùy tiện", chưa có mẫu Logo thống nhất, chúng tôi thấy có một số điểm khác nhau, như sau:

1. Đường viền vòng tròn xung quanh là 1 hay 2 đường viền
2. Trong vòng tròn thứ hai là 2 hình tròn nhiều điểm hay 2 điểm tròn hay 2 ngôi sao, có nơi cách điệu thành các chấm hoa sen... 
3. Hình hoa ở giữa là hình khối hay chỉ là đường viền
4. Giữa huy hiệu là 8 hay 9 điểm
5. Nền huy hiệu màu xanh hay màu nâu...
6. Màu sắc thống nhất như thế nào?
7. Kích thước chuẩn theo quy định về chiều cao, rộng như thế nào?

Qua sự chưa thống nhất khi sử dụng mẫu biểu trưng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi công bố rộng rãi, thiết nghị:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên thống nhất, đồng bộ mẫu huy hiệu (Logo) của Giáo hội trên toàn quốc, kể cả phổ biến ra nước ngoài; trên các văn bản của Giáo hội, trên phương tiện thông tin đại chúng (báo in, báo mạng, truyền hình...), tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, trong các nghi lễ, khi in ấn trên các tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu...

Một số mẫu Logo khác nhau đang được sử dụng trên các đơn vị trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

 

 

 



CTV - Kiên Giang

                                                                                           
                                                                                          Có phải đây là mẫu Logo chuẩn?


Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 5. Chương I, điều 2: Huy hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây đậm, ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen 08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chánh đạo; vòng ngoài có vòng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” màu trắng.

Như vậy, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Quy định chi tiết về Danh xưng - Huy hiệu - Đạo kỳ. Tuy nhiên, do trong Hiến chương có mô tả về Huy hiệu - Logo nhưng không có bản mô tả bằng hình ảnh kèm theo, mô tả kích thước chuẩn, nên phát sinh chuyện mỗi nơi 'tự chế" thành một phiên bản.

Xem Logo trên trang: www.giaohoiphatgiaovietnam.vn và Logo treo ở Văn phòng I - Chùa Quán Sứ đã có những điểm khác nhau, đặc biệt là hai vòng tròn màu trắng, gồm nhiều chấm nhỏ phía trên chữ 'Việt Nam"...

Vậy, đâu là Logo chuẩn chính thức được mô tả trong Hiến chương? 

Đây có phải là Logo chuẩn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam?



Sơ Cơ - Quận Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Phật pháp và cuộc sống 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Xem thêm