Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/10/2022, 10:08 AM

Dạy trẻ 6 – 12 tuổi thiền đúng cách để bé ngoan hơn

Thiền định là một trong những phương pháp giúp rèn luyện tâm trí một cách hiệu quả trong đời sống. Ngày nay, nhiều người ý thức được vai trò to lớn của thiền.

Audio

Thiền không chỉ dành cho những người tu sĩ trong các thiền viện. Thiền còn được ứng dụng rộng rãi cho nhiều giới khác nhau như các nhà quân sự, chính trị doanh nhân… Đặc biệt trẻ em cũng là đối tượng hướng đến để thực hành thiền. Bài viết này hướng dẫn mẹ dạy trẻ 6 – 12 tuổi thiền đúng cách để bé ngoan và học giỏi hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dạy con thiền đúng cách có thể giúp trẻ ngoan và học giỏi hơn. Các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu về lợi ích của thiền. Và các phương pháp thiền giúp trẻ phát triển toàn diện nhé!

Trẻ em được thực hành thiền đúng phương pháp sẽ thu lại được nhiều lợi ích tuyệt vời.

Trẻ em được thực hành thiền đúng phương pháp sẽ thu lại được nhiều lợi ích tuyệt vời.

Phương pháp thiền đơn giản, phổ biến và hiệu quả nhất đó là thiền đếm hơi thở, mà từ chuyên môn để mô tả về pháp thiền này cho những người chuyên tu đó là thiền quán niệm hơi thở (Được thực hành ở nhiều truyền thống Phật giáo Đại thừa, Nam Tông .v.v..). Thực hành theo pháp thiền này thì trẻ có thể ngồi theo tư thế bán già, kiết già, hoặc ngồi thẳng lưng trên ghế và thực hành thiền đếm hơi thở, quán sát hơi thở. Đếm hơi thở từ 1 đến 8 hoặc từ 1 đến 10 rồi lặp lại .v.v… Mặc dù phương pháp này thực hành đơn giản và tác dụng rất tốt với trẻ, nhưng vẫn cần một người đã thực hành và tìm hiểu Thiền Phật Giáo ở một mức độ nhất định nào đó hướng dẫn (để có thể giải đáp được những thắc mắc, hướng dẫn trong quá trình thực hành; cũng như phân biệt với Thiền ngoài đạo, cũng như tránh hướng dẫn đi sai đường nếu trẻ hoặc bố mẹ trẻ có tham khảo hay thắc mắc thêm về giáo lý, triết lý của pháp hành thiền này).

Thiền dành cho trẻ em theo phương pháp theo dõi hơi thở của thiền Minh sát tuệ (vipassana) cũng là 1 trong những phương pháp thiền quán niệm hơi thở nêu ở phía trên. Đây là phương pháp thiền Phật giáo cổ xưa được thực hành trong truyền thống Phật giáo Nam Tông. Các khóa học thiền dành cho trẻ thường được chia thành hai nhóm, tuổi 6 đến 8 và từ 9 đến 12. Nhiều người nghĩ rằng trẻ em ở độ tuổi này đang hiếu động và không thích hợp với thiền. Nhưng thực tế không phải vậy.

Trẻ em được thực hành thiền đúng phương pháp sẽ thu lại được nhiều lợi ích tuyệt vời. Nhiều cha mẹ đã nhận thấy con mình điềm đạm, ngoan hơn và biết chia sẻ với mẹ hơn sau khi tập thiền. Nhiều bé bướng bỉnh đã biết cách kiềm chế cơn nóng giận. Bé tự điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn. Ở độ tuổi này các bé thường dễ mắc bệnh béo phì. Trong trường hợp này, thiền có tác dụng điều hòa thần kinh, giải tỏa stress để chữa thói xấu này của bé. Ngoài ra, thiền cũng có thể giúp nâng cao chỉ số thông minh cho bé. “Thiền làm cho cơ thể bình lặng và an định, áp suất máu giảm, nhịp tim chậm lại. Quá trình thiền khiến một số biến đổi tâm lý xảy ra. Giúp cải thiện sức khoẻ, giảm tính cáu kỉnh, giúp ăn ngon và tăng cường hệ miễn dịch”.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý thiền áp dụng cho trẻ em sẽ khác với người lớn. Vì thế nên cẩn trọng để hướng dẫn trẻ thực hành hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể thiền cùng con. Tập cho trẻ ý thức giây phút hiện tại bằng cách học hít vào thở ra. Hoặc tập thở đan điền (thở bụng; phồng xẹp: hít vào bụng phồng lên, thở ra bụng xẹp xuống). Hay đơn giản cha mẹ có thể tập cho trẻ cách tập trung nhìn ngắm một cành hoa. Tập đi thong dong trong chánh niệm (mindfullness walking). Trẻ sẽ dần hình thành thói quen thiền trong cuộc sống thường ngày. chim hót…

Thiền thở (breath meditation)

Mẹ có thể hướng dẫn bé theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra. Bằng cách ngồi thiền định trong vài phút, ngồi thẳng một cách thoải mái ở vị trí cân bằng. Chỗ ngồi cần yên tĩnh thoải mái. Có thể thiền ở tại nhà, trong phòng học hoặc ngoài công viên vắng lặng. Trẻ em có thể hiểu điều này bằng cách cảm nhận hơi thở của chính bé tăng lên giảm xuống. Loại thiền này khá thông dụng và dễ thực hành với trẻ khi bắt đầu tập thiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Kiến thức 09:09 18/05/2024

Đức Phật từng tuyên bố Ngài Đản sinh là vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho chư thiên và loài người. Mục đích của đạo Phật có mặt ở đời là diệt khổ và đem vui cho mọi người, mọi loài.

Tâm thành hướng Phật ắt được gặp Phật

Kiến thức 08:00 18/05/2024

Thời Thế Tôn tại thế, có những trường hợp tu hành vô cùng đặc biệt, chỉ thành tâm hướng Phật và sau đó được gặp Phật rồi chứng ngộ nhanh chóng.

Chân dung người cư sĩ

Kiến thức 10:41 17/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn: - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?

Trái tim nhân từ

Kiến thức 09:42 17/05/2024

Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin.

Xem thêm