Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/09/2018, 07:53 AM

ĐĐL Lạt Ma: Có "chính kiến" sẽ giảm xung đột mang danh nghĩa tôn giáo

Ngày 13/09/2018, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến thăm Đại học Malmo (Malmö University), Thụy Điển và chia sẻ pháp thoại về “Đạo đức thế tục” cho sinh viên nhân kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức Viện trợ Thụy Điển (Individuell Människohjälp-IM) (1938-2018) nhân chuyến công du hoằng pháp tới bốn quốc gia châu Âu: Thụy Điển, Hà Lan, Đức và Thụy Sỹ từ ngày 12-23/09/2018.

 
Trong buổi pháp thoại có sự hiện diện của Phó Hiệu trưởng trường Đại học Malmo, Chủ tịch Hội sinh viên, các thành viên của tổ chức Xã hội dân sự và đại diện Bảo tàng Malmo.

Thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ chức Viện trợ Thụy Điển (IM) vì sự ủng hộ lớn đối với sự phát triển của những người tỵ nạn Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt nhận thấy đa số người tỵ nạn Tây Tạng hiện nay khá thành công và được đối xử tốt.

Một thành công lớn đối với những người tỵ nạn Tây Tạng đạt được trong 60 năm qua đó là sự bảo tồn kiến thức của truyền thống Tây Tạng được áp dụng tại Đại học Phật giáo Nalanda của Ấn Độ cổ đại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Ngay cả kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật, chúng ta cũng có quyền đưa vào túi lọc chánh tư duy và sự giám định của cán cân nhân quả, tại sao? Sau đó, nếu chúng ta thấy có mâu thuẫn thông qua phân tích, chúng ta có quyền tự do từ chối những lời mà người ta cho rằng là kinh điển, là chân lý”.

Ngài tiếp tục nhắc lại rằng, nhu cầu bảo tồn kiến thức này cho phép bảo tồn ngôn ngữ Tây Tạng, kể từ khi kiến thức được bảo tồn bằng ngôn ngữ Tây Tạng và cộng đồng Tây Tạng tỵ nạn sống lưu vong khắp nơi trên thế giới, đều cam kết hướng tới sự hồi sinh của kiến thức cổ đại quý báu này. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ trong việc bảo tồn ngôn ngữ và tôn giáo Tây Tạng.

Chia sẻ pháp thoại về chủ đề chính “Đạo đức Thế tục”, đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định: Chính con người đã tạo ra bạo lực và hủy diệt thế giới và tệ hơn là bạo lực và giết người man rợ với danh nghĩa tôn giáo, mặc dù thực tế là tất cả các tôn giáo đều giảng dạy giáo lý bác ái, từ bi: “Hiện nay, các biện pháp khắc phục để giảm xung đột với danh nghĩa tôn giáo là cần tạo lập niềm tin vào đạo đức thế tục; có nghĩa là cần tạo lập giá trị cơ bản của con người và đạo đức mà không can thiệp hay đụng chạm vào tôn giáo”.

Nói về khía cạnh hợp lý về bản chất cơ bản của con người là từ bi, đức Đạt Lai Lạt Ma trích dẫn ví dụ về mối quan hệ giữa mẹ và con, tình yêu được chia sẻ tồn tại với nhau.

Ngài nói: “Sự tức giận, sợ hãi liên tục và thù ghét đang ngấm sâu trong hệ miễn dịch của chúng ta”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã chỉ ra sự thất bại của hệ thống giáo dục ngày nay trong việc kết hợp các giá trị cơ bản của con người trong các bài giảng dạy của họ. Giáo dục hiện đại ngày nay thiên về những giá trị vật chất. Vì vậy, ngài kêu gọi mọi người tạo ra một thế giới từ bi, vì lòng bi mẫn vốn có trong bản chất con người và giáo dục, nên phương tiện để khuếch đại hóa những giá trị nội tâm chính là hệ thống giáo dục hiện đại nên bao gồm những giá trị cao đẹp đó, như việc thanh tịnh hóa tam nghiệp (ý nghĩ, lời nói và hành động).

Giải thích khái niệm “Thế tục”, đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh: thế tục trong bối cảnh Ấn Độ biểu thị sự tôn trọng đối với tất cả các tôn giáo.

Thế kỷ 20 được cho là thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử, đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người hãy từ bỏ những suy nghĩ đó. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới nên hướng đến lợi ích chung cho toàn cầu trước những lợi ích quốc gia.
 
Kết thúc buổi chia sẻ pháp thoại về “Đạo đức Thế tục”, đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích mỗi người nên suy nghĩ, quan tâm đến những người khác vì mỗi người trong số họ là một phần của 7 tỷ người trong đại gia đình trên hành tinh này. Và làm được như vậy, cho thấy dấu hiệu thực sự của sự trưởng thành theo khái niệm của nhân loại trong sự tương quan mật thiết với nhau trên tình huynh đệ, cùng chung sống trong một hành tinh.

Một phiên vấn đáp được tổ chức sau buổi chia sẻ pháp thoại của Ngài. 

Tại Hà Lan, ngày 16/09/2018, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại về nội dung “Tại sao từ bi là điều cần thiết trong thế giới đầy thách thức?” tại Rotterdam, do Stichting Bezoek Zijne Heiligheid Đạt Lai Lạt Ma tại Ahoy Rotterdam tổ chức.

Link clip:
https://www.mah.se/english/About-Malmo-University/The-Dalai-Lama-visits-Malmo-University/
https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=IFD0_Wz96cc

Vân Tuyền 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm