Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/08/2022, 10:49 AM

Đề Bà Đạt Đa là một vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh?

Đề-bà-đạt-đa mỗi lần phá hại Bồ-tát thì phải rơi vào địa ngục, trả hết tội ở địa ngục khi trở lên còn dư báo phải làm súc sanh rồi đến làm người si ám ngọng liệu. Vậy tại sao mỗi khi Phật ra đời đều có ông theo sau phá Phật ..?

Đầu tiên tôi dẫn kinh Pháp Hoa, trong phẩm Đề-bà-đạt-đa đức Phật kể rằng:

- Đề-bà-đạt-đa không những một đời này mà nhiều đời trước Phật ở nơi nào hành hạnh Bồ-tát ông cũng đều tới phá Phật.

- Phật bảo: Nhờ Đề-bà-đạt-đa mà ta chóng thành Phật, rồi Ngài thọ ký Đề-bà-đạt-đa sau sẽ thành Phật.

Tôi đặt nghi vấn cho quí vị thấy !

- Thông thường chúng ta nghe nói ai ngăn trở phá hại người tu hành, nhất là tu hạnh Bồ-tát làm lợi ích chúng sanh, thì phải đọa địa ngục.

- Đề-bà-đạt-đa mỗi lần phá hại Bồ-tát thì phải rơi vào địa ngục, trả hết tội ở địa ngục khi trở lên còn dư báo phải làm súc sanh rồi đến làm người si ám ngọng liệu.

- Vậy tại sao mỗi khi Phật ra đời đều có ông theo sau phá Phật ..?

- Vậy là ông thoát khỏi địa ngục sao..?

Vì sao Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Đức Phật?

Như vậy để biết rằng với cái nhìn của kinh Pháp Hoa, Đề-bà-đạt-đa là một vị đại Bồ-tát ứng dụng nghịch hạnh để giúp Bồ-tát chóng thành Phật.

Như vậy để biết rằng với cái nhìn của kinh Pháp Hoa, Đề-bà-đạt-đa là một vị đại Bồ-tát ứng dụng nghịch hạnh để giúp Bồ-tát chóng thành Phật.

- Nếu Đề-bà-đạt-đa không phải là một vị đại Bồ-tát thì ông rơi xuống địa ngục mất rồi, đâu có thể theo Phật hoài, đâu có thể Phật đến đâu ông đến đấy được.

- Mỗi lần hại Phật, hại Bồ-tát là một lần phải đọa địa ngục trăm ngàn kiếp thì làm sao có mặt mà phá hoài..?

- Hơn nữa lần nào ông cũng có oai quyền chớ không phải là người thường.

- Như vậy để biết rằng với cái nhìn của kinh Pháp Hoa, Đề-bà-đạt-đa là một vị đại Bồ-tát ứng dụng nghịch hạnh để giúp Bồ-tát chóng thành Phật.

- Thế nên nhìn với con mắt Phật thừa thì thấy hạnh phúc quá !

- Chúng ta tu mà ai chửi chúng ta nhiều, đó là đại Bồ-tát làm nghịch hạnh để giúp chúng ta mau đạt đạo, dù phải xuống địa ngục.

- Đại Bồ-tát thì đúng ra chúng ta phải lễ bái chớ đừng nói mang ơn thôi.

- Như vậy với cái nhìn đó chúng ta thấy rằng người làm trở ngại đường tu của chúng ta không phải là kẻ tầm thường.

- Chúng ta tu là làm lành, giáo hoá người làm lành, đó là điều tốt, thế gian đều thừa nhận như vậy.

- Nhưng có người lại hại chúng ta, chửi mắng chúng ta, vậy họ không biết tốt xấu sao..?

- Họ làm như vậy mục đích để làm gì..?

- Dĩ nhiên là để thử xem đạo lực chúng ta ra sao..?

- Nếu đạo lực chúng ta còn yếu thì phải ráng tu để mau tiến, nếu đạo lực mạnh thì vượt qua, tức là cũng mau tiến, như vậy là cơ hội để thử thách cho chúng ta vươn lên, giúp chúng ta tiến lên . Người đó đúng là thiện hữu tri thức.

- Nếu người làm nghịch hạnh, chửi mắng chúng ta trên phương diện tu hành, nghĩa là người làm khổ chúng ta đã là thiện tri thức thì người giúp chúng ta có phải là thiện tri thức không..? Đương nhiên là thiện tri thức.

- Chúng ta nhìn kẻ chửi mắng là thiện tri thức, kẻ giúp đỡ cũng là thiện tri thức, vậy mới là tâm bình đẳng đối với người phá và người giúp.

Thiện tri thức có khi thuận hạnh, có khi nghịch hạnh, nhưng dầu thuận, dầu nghịch cũng đều là thiện tri thức, vậy có ai mà chúng ta chán ghét đâu..?

Thiện tri thức có khi thuận hạnh, có khi nghịch hạnh, nhưng dầu thuận, dầu nghịch cũng đều là thiện tri thức, vậy có ai mà chúng ta chán ghét đâu..?

Đề Bà Đạt Đa là ai? Tại sao Đề Bà Đạt Đa hãm hại Đức Phật?

- Tâm bình đẳng mới gọi là đại từ bi, đó là tâm Bồ-tát.

- Muốn đạt Phật thừa thì phải có Bồ-tát tâm.

- Vì thế tất cả chúng ta tu theo Phật thì phải hiểu rõ ý nghĩa này, có như thế trên đường tu chúng ta mới thấy không có gì là chướng nạn, tất cả đều là duyên hoặc thuận hoặc nghịch giúp chúng ta mau đạt đạo thôi.

- Vậy thì đừng giận người này, trách người kia, hờn người nọ.

- Bồ-tát không thấy có người thù địch, nếu thấy có thù địch thì không phải là Bồ-tát vì tâm chưa bình đẳng, còn có ân có oán, chưa bình đẳng là chưa phải đại từ bi.

- Bình đẳng mới gọi là từ bi, tình thương trùm khắp không có thân sơ.

- Thế nên tinh thần Phật thừa cho thấy người nào giúp chúng ta tu tiến thì người đó là thiện tri thức của ta.

- Thiện tri thức có khi thuận hạnh, có khi nghịch hạnh, nhưng dầu thuận, dầu nghịch cũng đều là thiện tri thức, vậy có ai mà chúng ta chán ghét đâu..?

- Hiểu như vậy quí vị mới thấy việc tu hành của chúng ta rộng rãi thênh thang vô cùng tận !

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm