Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/08/2019, 10:06 AM

Vì sao Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Đức Phật?

Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là con trai của hoàng thân Suppabuddha và hoàng nương Pamita. Ông là anh em chú bác của Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhatta), và cũng là anh ruột của công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), hay cậu La Hầu La (Rahula).

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về cuộc đời Đức Phật 

cuocdoiducphat_008

Với tính tình nỏng nảy, Đề Bà Đạt Đa, đối lập hoàn toàn với Thái tử Tất Đạt Đa. Cả hai vốn có nhân duyên hạnh ngộ từ vô số kiếp trước, trong đời nào Đề Bà Đạt Đa cũng luôn là kẻ kiêu căng gây hấn trong khi Thái tử Tất Đạt Đa luôn hòa nhã khiêm cung. Về sau khi Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, các tăng sĩ đã thỉnh giảng vì Đề Bà Đạt Đa luôn ganh đua với Ngài và do nhân duyên gì hai người lại luôn hạnh ngộ trong các kiếp, để rồi Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Ngài. Đức Phật mỉm cười và kể cho chúng đệ tử câu chuyện Tiền kiếp về Đề Bà Đạt Đa.

truyen_co_phat_giao2_-_copy

Ngày xưa, một vị vua tên là Indraraj và hoàng hậu Chandraprabhi sống ở Varasani. Họ là những ông vua bà hoàng giàu có và quyền lực. Hoàng hậu Chandraprabhi thường có những giấc mơ sống động. Một ngày nọ bà mơ thấy một con hươu được biết đến là Serlog (tức Hươu Vàng), có bộ lông bằng vàng ròng điểm xuyết ngọc lam quý. Hươu Vàng có lông mày màu ngọc lam, gạc khảm san hô, và da được làm bằng các loại đá quý. Hươu Vàng có khả năng đặc biệt hiểu được tiếng người. Quả là có thiện nghiệp phước báu vì mỗi lần Hươu Vàng uống nước dưới song, ngay lập tức chỗ nước mà chú chạm tới chuyển thành mật quý. Nhờ tích luỹ thiện nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ, Hươu Vàng thực sự là một vị bồ tát trong hình tướng một loài vật để giúp các chúng sinh khác.

15_2

Hươu Vàng kết bạn với một con quạ luôn gắn bó trung thành với hươu. Một ngày nọ, khi ra bờ sông uống nước, hươu nghe thấy tiếng khóc than của một người bị kẻ thù hãm hại, trói chặt chân tay và ném xuống sông. Hươu dỏng tai im lặng lắng nghe tiếng khóc, ngẫm nghĩ một lát rồi nói với chú quạ bạn mình: “Tôi cần phải cứu người đàn ông tội nghiệp này không bị nhấn chìm dưới lòng sông”.

Bài liên quan

Chú quạ, vốn luôn thận trọng, đã khuyên Hươu Vàng, “Bạn không việc gì phải giúp ông ta, người này rất xảo quyệt và vô ơn bội nghĩa. Khi gặp khó khăn hoạn nạn, ông ta tỏ ra đau khổ và đáng thương, nhưng ngay sau khi thoát nạn, ông ta sẽ bộc lộ bản chất độc ác và tàn nhẫn, vô tình như tảng đá, rồi sẽ đáp lại lòng tốt của ân nhân bằng sự phản phúc xấu xa. Tốt nhất hãy để mặc ông ta”. Mặc dù nghe bạn khuyên như vậy song Hươu Vàng vẫn động lòng trắc ẩn và vô cùng thương xót muốn cứu giúp người bị nạn. Vì thế, Hươu Vàng lội xuống sông và chìa bộ gạc san hô của mình ra để gỡ dây trói cho ông ta. Người đàn ông tán thán công đức và quỳ phục xuống cảm tạ Hươu Vàng với sự tôn kính, nồng nhiệt hứa hẹn sẽ không để ai biết về Hươu Vàng.

Một ngày kia hoàng hậu có một giấc mơ sống động khác về Hươu Vàng, trong mơ bà nhận thấy ngoài những điểm đặc trưng quý giá trên thân thể, Hươu Vàng còn có khả năng ban những bài pháp quý về đạo lý và sự trưởng dưỡng nhận thức ở tầm cao hơn. Phát hiện ra điều này, hoàng hậu liều lĩnh ra lệnh phải đưa Hươu Vàng vào cung điện của mình. Ngày hôm sau, bà nói với vua về giấc mơ của mình, và nhà vua ra lệnh cho tất cả thợ săn trong toàn vương quốc phải săn tìm Hươu Vàng. Vua biết rằng các giấc mơ của hoàng hậu luôn chính xác và chân thực, và ông cảm thấy giấc mơ này đặc biệt cát tường. Các thợ săn đã sục sạo khắp mọi nơi nhưng không tìm thấy gì. Họ gợi ý nhà vua làm một con Hươu Vàng thủ công bằng gỗ để làm vui lòng hoàng hậu, nhưng nhà vua quả quyết rằng các thợ săn cần phải tìm kiếm lại và ban cho rất nhiều quà tặng quý giá để khích lệ họ.

cuoc doi Duc Phat
Bài liên quan

Người đàn ông xảo quyệt nọ nghe được thông tin về việc săn tìm Hươu Vàng, liền đến gặp và tâu với nhà vua những gì hắn biết. Trong đầu kẻ vong ơn bội nghĩa chỉ nghĩ đến những của cải mà hắn mong ước nhà vua sẽ ban cho mình, và thực tế nhà vua đã cho hắn những món quà vô cùng giá trị, cấp cho hắn hàng ngàn con ngựa tốt cùng đàn voi uy mãnh để mang Hươu Vàng về cung điện hoàng gia.

Chú quạ đã nhìn thấy đoàn người do gã đàn ông xảo trá bội bạc dẫn đầu đang đến, liền đến bên Hươu Vàng, thấy rất lấy làm tiếc phải nói với Hươu rằng, “Bạn đã không nghe lời khuyên của tôi đừng giải cứu người đàn ông ấy và lời cảnh báo của tôi rằng hắn ta sẽ trả ơn ân nhân của mình một cách rất tệ bạc. Giờ thì hắn đang đến, bán đứng bạn để lấy thưởng”. Mặc dù rất kinh hãi khi thấy đám thợ săn đang tiến đến áp sát mình nhanh chóng, Hươu Vàng sợ rằng nếu không nộp mình cho gã đàn ông xảo trá, cả bầy hươu sẽ bị giết hết. Hươu Vàng quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu chấp nhận bị giam trong cung điện, và chú đã làm như vậy, một cách tự nguyện.

Cuoc doi Duc Phat 2
Bài liên quan

Tiến đến trước mặt nhà vua, người đàn ông xảo trá và lừa đảo dang cánh tay chỉ vào Hươu Vàng và tuyên bố: “Đây chính là Hươu Vàng mà hoàng hậu mong ước có được trong cung điện”. Chú quạ giận dữ và phẫn nộ bởi sự phản bội vô đạo đức và có tính toán của gã đàn ông. Từ chỗ đậu của mình trên ngọn cây, quạ quan sát và buông lời nguyền rủa gã xấu xa, khiến bàn tay hắn ngay lập tức đứt lìa khỏi cánh tay và rơi xuống đất.

Hươu Vàng kể cho nhà vua, vốn đang hết sức kinh ngạc với những gì đang diễn ra, về câu chuyện mình đã cứu mạng gã đàn ông bội bạc này như thế nào khi hắn sắp sửa bị dòng nước cuốn đi và nhấn chìm. Nhà vua và tất cả những người có mặt trong cung điện khi ấy đều quay sang mắng nhiếc gã đàn ông. Sau đó Hươu Vàng được mời giữ một vị trí trang trọng trong cung điện và được phép ngồi trên ngai vàng. Từ chỗ ngồi được trang hoàng bằng ngọc và đá quý này, Hươu Vàng giảng pháp và giải thoát tất cả các chúng sinh trong cung điện. “Vậy là các ngươi đã thấy”, Đức Phật giải thích cho các đệ tử, trong một đời quá khứ, Hươu Vàng chính là ta, và người đàn ông bội bạc chính là Đề Bà Đạt Đa”.

Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"

Nguồn: daibaothapmandalataythien.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm